Chánh niệm có nghĩa là luôn chú tâm vào cái mình đang làm, luôn nhớ, luôn hiểu cái mình đang làm

Chánh niệm có nghĩa là luôn chú tâm nhớ, không quên. Khi không chú tâm tới cách hành xử của mình thì ta sẽ mất chánh niệm. Vậy nên, chánh niệm có nghĩa là luôn chú tâm vào cái mình đang làm, luôn nhớ, luôn hiểu cái mình đang làm. [Nhưng] chúng ta thường mất chánh niệm. Chúng ta thường quên mình đang làm gì, mình đang đi về đâu. Đó chính là rắc rối [của ta]. Vậy nên giữ chánh niệm rất quan trọng.

Hãy cẩn trọng với bất cứ việc gì ta đang làm. Khi tu chúng ta phải cẩn trọng với thân, khẩu, ý và cách hành xử của mình. Ví dụ khi tu tâm bi mẫn ta phải cẩn trọng với một số việc. Ví dụ, ta không được nổi sân, không được phát điên lên với ai đó, ta không được buồn bực, khó chịu vì chuyện này hay chuyện khác. Đó chính là sự cẩn trọng.

Nếu ta không cẩn trọng [và nghĩ]: “Mình phải chơi xấu hắn ta”, “Mình muốn nói gì đó khiến hắn sốc.” Hay “Mình muốn ‘đốn’ hắn.” Khi ta cho phép mình làm việc đó tức là ta không cẩn trọng. Khi ta cho phép mình như vậy là ta sai. Điều gì sẽ xảy ra? Ta tạo thêm ác nghiệp. Ác nghiệp là quả ta tự tạo cho mình. Ác nghiệp hủy hoại những gì tốt đẹp, tích cực và cắt đứt gốc rễ điều lành. Vậy nên, cẩn trọng là rất cần thiết. Điều này luôn luôn quan trọng đối với việc tu đạo.

Trích “Phật Pháp Căn Bản”, Hungkar Dorje Rinpoche

Kim Cang Định trích dẫn

SHARE