Khi chấp chặt vào đó thì sẽ không thấy được vạn pháp tồn tại thế nào và bạn kẹt vào biên kiến

Hungkar Dorje Rinpoche [1]

Song ngữ – chép Anh dịch Việt

Bài số 11

 

 

(Rinpoche nhắc mọi người tụng chú đạo sư trong khi chờ ngài.)

Tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào nhân và duyên. Vì vậy, nhân duyên đôi khi không cho phép Thầy vô Zoom. Ba chủ nhật vừa qua Thầy không thể vô Zoom. Nhưng Thầy biết rằng tất cả mọi người đều chờ để nghe Pháp và điều đó rất tốt. Động cơ của các bạn tốt. Sự tham gia của các bạn là điều tốt đẹp và tích cực; nó khiến Thầy muốn vô Zoom [giảng Pháp] nhiều hơn.

Thầy là một người rất lười biếng và làm việc rất chậm chạp. Đấy là bản tánh của Thầy và sửa tánh tật của mình quả thật rất khó. Thầy biết điều đó không tốt nhưng những thói quen xấu thường rất khó bỏ (cười). Chúng ta có những thói quen xấu, chúng ta luôn luôn mắc lỗi lầm, chúng ta luôn luôn chậm trễ và chúng ta không thể tiến bộ nhiều. Nhưng Thầy biết rằng tất cả mọi người đều đang cố gắng. Các bạn cố gắng nhiều hơn Thầy vì vậy Thầy đánh giá cao việc này.

Thực sự rất thú vị và đáng kinh ngạc là tất cả mọi người đều nhớ có giảng Pháp vào ngày chủ nhật và Thầy nghĩ rằng đó là điều tốt. Sự hứng thú của các bạn đối với Pháp Phật rất mạnh và quan tâm, lắng nghe, thực hành giáo lý hoặc làm một việc gì đó có liên quan đến Pháp là siêng năng, tinh tấn. Đó là siêng năng thực sự. Vậy nên Thầy nghĩ đó là một cái gì đó thực sự tốt và rất tích cực.

Mọi người gửi tin nhắn hỏi thăm về Amala. Cuộc giải phẫu khá tốt, bây giờ bà có thể nhìn thấy rõ. Vì vậy, Thầy nghĩ rằng bà vui về điều này. Bà lúc nào cũng vui nhưng có lẽ bây giờ vui hơn nữa. Bệnh viện rất lớn và đông người vì vậy mất rất nhiều thời gian nên chương trình đã dài hơn dự kiến, do đó Thầy không thể vào Zoom dạy được. Tuy nhiên, Thầy có một lý do rất quan trọng để làm điều đó chứ không phải là do lười biếng. Mặc dầu Thầy lúc nào cũng lười nhưng đó không phải là do bệnh lười của Thầy. Có một cái gì đó rất quan trọng [xảy ra], vì vậy Thầy không thể vào Zoom được. Thầy biết là mọi người hiểu [điều này] và Thầy hi vọng rằng [bây giờ] mọi người hiểu sâu hơn một chút.

Theo lẽ tự nhiên, con người chúng ta kính trọng cha mẹ của mình. Đây là một tập quán và truyền thống rất tốt đẹp. Hiếu kính cha mẹ mình là một điều rất tốt trong cuộc đời của mỗi con người. Nay Amala chỉ còn lại một mình; Lama Sang không còn với chúng ta nên tất cả mọi người trong tu viện đều kính trọng Amala và hi vọng rằng chúng tôi chăm sóc Amala chu đáo. Vậy nên đây là trách nhiệm, nghĩa vụ quan trọng của Thầy và mọi người trong tu viện. Bình thường thì Thầy hay lười và đôi khi do bận rộn và do Thầy là người con không tốt cho nên Thầy không thể lúc nào cũng bên cạnh bà và chăm sóc cho bà, nhưng khi có những việc quan trọng thì Thầy cố gắng hết sức mình. Đây là việc đầu tiên mà Thầy phải chăm lo.

Nhiều người biết về Amala – sự hiện diện của bà nơi đây rất đặc biệt. Thầy nghĩ rằng bà đã mang tới một cái gì đó để làm cho mọi thứ trở nên tốt lành hơn. Lại nữa, bà rất quan trọng đối với chúng ta, với Lama Sang, với việc Lama Sang đã khai mở nhiều phục điển. Có những kết nối đặc biệt do nhân duyên tương sinh. Vì vậy, việc bà hiện diện ở đây không chỉ có ý nghĩa như một bà mẹ mà bà đã mang tới một điều gì đó tích cực, một điều gì đó tốt cho đạo Pháp, cho dòng truyền thừa của chúng ta, cho Lama Sang và cho các phục điển của dòng truyền thừa. Đó là câu chuyện của bà và vì vậy nhiều người ở đây rất tín tâm với bà. Đó là câu chuyện của chúng tôi và Thầy không biết các bạn có muốn nghe nhiều vậy không – đó là một phần trong cuộc đời của Lama Sang. Vì vậy, khi chúng ta nói về câu chuyện cuộc đời Lama Sang thì Thầy nghĩ rằng phần về Amala là không thể thiếu được. Chính vì vậy Thầy nhắc tới một vài điều quan trọng, đặc biệt về cuộc đời của Amala.

Amala đã phải chịu đựng rất nhiều khó khăn gian khổ. Bà có những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Bà đã phải trải qua những kỳ phẫu thuật lớn – 3 lần. Một kỳ phẫu thuật lớn về gan. Lần thứ hai bác sĩ [mổ] lấy sỏi bàng quang. Ở Mỹ việc này có thể đơn giản nhưng ở đây thì không đơn giản như vậy. Vì vậy, đó là một cuộc phẫu thuật lớn. Lần thứ ba thì bà phải phẫu thuật để thay khớp gối cả hai bên. Đó cũng là ca phẫu thuật rất khó. Ở đây công nghệ không cao như ở Mỹ vì thế mọi thứ không chất lượng như vậy. Hiện nay mỗi cuộc phẫu thuật [ở đây] đều khó khăn, nặng nề hơn rất nhiều so với ở Mỹ. Và bây giờ bà phải phẫu thuật mắt. Đó là phẫu thuật rất đơn giản và ngắn nhưng bà phải tới bệnh viện để phẫu thuật con mắt thứ 2 vào tháng 5. Bà là người tốt, hành giả tốt. Mọi người đều biết rằng bà rất thông minh. Bà trì tụng minh chú và tụng kinh 10 tiếng đồng hồ hoặc hơn nữa mỗi ngày và bà đã lễ lạy 5 triệu lần. Thầy nghĩ rằng có lẽ bà đã tịnh hóa [bớt] được nghiệp chướng của mình. Thế nhưng mặc dầu là một người tốt bà vẫn phải trải qua nhiều chướng nạn.

Thầy nghĩ rằng mặc dù chúng ta cố gắng thực hành Pháp, cố gắng tịnh hóa những nghiệp tiêu cực của mình nhưng bởi vì chúng ta đã tạo quá nhiều bất thiện nghiệp, rất nặng nề, sâu dày nên cần phải có nhiều thời gian để tịnh hóa tất cả nghiệp chướng. Và đôi khi một cách rất tốt để trả nợ nghiệp là chấp nhận những đau đớn về thể xác. Có một cách rất hữu hiệu và mãnh liệt để tịnh hóa các nghiệp bất thiện là trải qua những khó khăn gian khổ thực sự, những cảm giác đau đớn thực sự. Chúng ta thực hành Pháp là để tịnh hóa tất cả ác nghiệp và trở nên thanh tịnh. Bởi vì hiện nay chúng ta không thanh tịnh, chúng ta rất cấu uế. Do những cảm xúc tiêu cực chúng ta mà chúng ta không thanh tịnh. Chúng ta không thanh tịnh về thân nên chúng ta có nhiều vấn đề của lão, bệnh, tử. Tất cả những điều đó đều liên quan tới thân vật lý của chúng ta. Tất nhiên, gốc rễ của tất cả mọi vấn đề là tâm bất tịnh. Tâm bất tịnh có nghĩa là tâm ích kỷ cùng những cảm xúc tiêu cực khiến cho tâm của chúng ta không thanh tịnh. Vì vậy, mục đích chúng ta thực hành Pháp là để tịnh hóa tất cả những thứ cấu uế này, bên trong và bên ngoài. Đó là nguyên nhân, đó là mục đích [của thực hành Pháp]. Có cách để tịnh hóa tất cả những thứ cấu uế nếu chúng ta thực hành đúng đắn, chân thật tự tâm và không gián đoạn.

Chúng ta đang ở trang số 25. Chúng ta đang nói về dòng truyền thừa của Pháp tu này, tức là pháp tu ngondro của dòng Longchen Nyingthig. Có nhiều câu chuyện về các bậc đạo sư vĩ đại của Dòng Truyền Thừa và chúng ta nói về những vị đạo sư quan trọng nhất, các vị Trì Minh Vương của dòng truyền thừa này.

Trích đoạn nhỏ: “Tâm vốn nhị nguyên và bản chất của nó là hư huyễn. Bất cứ những gì nó tri giác đều không phải là thật.” Giáo lý Dzogchen hay giáo lý Longchen Nyingthig dạy chúng ta cách làm sao để hiểu và chứng ngộ bản tâm. Bản tâm không phải là tâm. Chúng ta luôn luôn dùng tâm: tâm thấy, nghe, nghĩ. Và chúng ta nói: “Ồ tôi nghĩ như thế này”, “tôi thấy điều đó”, “tôi nghe điều đó”. Nhưng khi chúng ta muốn giải thoát thì chúng ta cần phải hiểu thực tại, chúng ta cần phải hiểu sự thật về bản tánh của tâm – bản tánh của tâm là Tuệ Giác. Tất nhiên, đôi khi đầu óc thông minh sắc bén cũng được gọi là có trí thông minh (wisdom) nhưng trí tuệ này không phải là Trí Tuệ thâm diệu hay còn gọi là Tuệ Giác. Giáo lý Dzogchen dạy chúng ta Trí Tuệ thâm diệu nhất có liên hệ tới tâm. Tại sao chúng ta cần hiểu bản tâm bởi vì tâm – ý nghĩ, cảm xúc – có thể sai. Cái chúng ta thấy, cái chúng ta nghe bị sai bởi vì tâm của chúng ta có thể sai hoặc chúng ta không có loại Trí Tuệ cần thiết để tri giác mọi thứ một cách đúng đắn. Chúng ta tri giác mọi thứ thông qua tâm của mình và vì thế chúng ta mắc lỗi lầm và chúng ta nhìn thấy sai, chúng ta nghe thấy không đúng. Tuy nhiên chúng ta không hiểu sự thực này này vì vậy chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng giữa bản tâm và tâm. Vấn đề là ở chỗ tâm vốn nhị nguyên và bản chất là hư huyễn. Điều đó có nghĩa là tâm là hư huyễn và bất cứ cái gì nó tri giác đều không đúng sự thật. Chúng ta cần phải hiểu sự thật này và hiểu ý nghĩa, mục đích của giáo lý. Điều đặc biệt về giáo lý Dzogchen là nó phân định rõ ràng giữa hai thứ: tâm và Tuệ Giác, tức bản tâm.

Thầy vẫn nhắc mọi người tầm quan trọng của việc đọc cuốn sách này, dùng nó khi nghe giảng để mình dễ ghi nhớ hơn, dễ hiểu hơn, để biết mình đang ở phần nào. Vì vậy, Thầy nghĩ rằng mỗi người phải có một bản để dùng. Ngài Mipham Rinpoche nói rằng tâm vốn nhị nguyên. Bất cứ loại tâm nào, dù là tâm tiêu cực hay tâm tích cực hay tâm trung đạo, chừng nào nó là tâm thì tâm đó bản chất là nhị nguyên. Chừng nào đó là tâm thì nó là huyễn, không phải là thực tại chân thật. Ở đây có nói rằng tự bản tánh tâm vốn hư huyễn. Bất cứ loại tâm cũng đều hư huyễn. Vậy nên tâm tự nó là hư huyễn, ô nhiễm, sai lạc, bất tịnh. Bất cứ điều gì nó tri giác, nó đều không có năng lực để thấy các pháp tồn tại như thế nào mà nó chỉ tri giác được phần bên ngoài, và các pháp thị hiện ra ngoài như thế nào. Tâm không có khả năng để rõ biết quy luật tồn tại của vạn pháp. Vì vậy, ở đây có nói “tâm là nhị nguyên và tự bản tánh của nó là hư huyễn.”

“Nói một cách rốt ráo, cái cần chứng ngộ chính là giác tánh bổn lai – đó là đại an bình dứt bặt mọi biên kiến trong mọi khía cạnh của tâm, là đại an bình tịch diệt mọi khái niệm về trung đạo và biên kiến.” Như vậy, giác tánh bổn lai hay Rigpa là đại an bình tịch diệt mọi biên kiến, bất cứ loại biên kiến nào. Có nhiều cách để hiểu khái niệm “trung đạo” nhưng cách đơn giản nhất là như thế này: nếu bạn thấy cái này tốt thì chính vì vậy mà cái kia là không tốt. Nếu bạn thấy cái gì đó là to thì vì vậy mà một cái gì khác sẽ là nhỏ. Nếu bạn thấy một cái gì đó nhỏ thì vì vậy mà bạn sẽ thấy cái kia to hơn cái này. Tất cả những thứ này huyễn hoặc chúng ta. Khi thấy cái này to còn cái kia nhỏ thì bạn sẽ chấp chặt vào điều đó: “Ồ, cái đó rất lớn!” Bạn không nhìn thấy mọi thứ [thực sự] tồn tại như thế nào và chúng thị hiện như thế nào; có nghĩa là khi đó bạn đang trong kẹt trong biên kiến. Giác tánh bổn lai, hay Rigpa, hay bản tâm vượt thoát tất cả mọi khái niệm và biên kiến. Vì vậy, đó chính là trung đạo.

Tất nhiên, khi chúng ta dùng tâm của mình và nói rằng “đây là biên kiến, đây là trung đạo” thì đó cũng là một điều gì đó không đúng với tánh giác đích thực. Tánh giác đích thực là không có biên kiến và cũng không có trung đạo, Tuy nhiên, thông thường chúng tôi hay nói không nên kẹt vào biên kiến mà hãy giữ trung đạo. Đó là cách chúng tôi dạy mọi người giữ trung đạo. Nhưng trung đạo thực sự tất nhiên vượt lên trên tất cả mọi thứ này. Nếu bạn nghĩ, nếu bạn tin rằng đây là trung đạo thì đây cũng là biên kiến. Tuy nhiên, cần phải tiếp cập dần dần, một cách rất tinh cần với tín tâm thì chúng ta mới có thể hiểu được sự thật này. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải thực hành tất cả các pháp tu của giai đoạn sơ khởi. Lý do, mục đích, năng lực và cái dụng của pháp tu ngondro chính là để thực sự hiểu được tánh giác và an trụ trong giác tánh đó.

“Pháp ngondro được dạy ở đây là pháp chuẩn bị cho pháp tu chính – pháp lấy ngay giác tánh bổn lai để tu tập.” Như Thầy đã nói ở trên Dzogpa Chenpo, Dzogchen Nyingthig hay Longchen Nyingthig là một. Longchen có nghĩa là đại an bình và nó có cùng ý nghĩa như chữ Dzogpa Chenpo. Pháp Dzogchen Nyingthig hay Longchen Nyingthig có những chỉ giáo để cho chúng ta có thể chứng ngộ được giác tánh tuy nhiên điều đó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như các pháp tu tiên yếu và tất nhiên chúng ta cần phải tuần tự từng bước một thực hành các pháp tu tiên yếu này. Đối với chúng ta, điều rất cần thiết là phải chứng ngộ giác tánh. Nếu chúng ta không hiểu giác tánh này theo cách phù hợp với giáo lý Dzogchen Nyingthig hay Longchen Nyingthig thì không thể nào thực sự đạt tới giác ngộ hay Phật quả. Vì vậy, giáo lý Longchen Nyingthig rất thâm diệu, rất quan trọng và do đó các pháp tu tiên yếu ở đây rất quan trọng.

“Các giai đoạn của ngoại và nội ngondro là những yếu tố dẫn tới sự hiển lộ mau chóng của giác tánh.”

Các giai đoạn của ngoại và nội ngondro, thì có lẽ đa phần các bạn đều biết đó là gì. Pháp ngondro Longchen Nyingthig hoặc “Lời Vàng của Thầy Tôi” dạy ba giai đoạn như ngoại ngondro, nội ngondro và Guru Yoga. Các bạn cũng biết rằng tất cả các pháp tu tiên yếu này đều rất quan trọng. Pháp tu này rất rất mạnh mẽ, rất chân thực và tạo điều kiện để đích tới của chúng ta được hiển lộ. “Nhanh chóng hiển lộ” có nghĩa là đạt được chứng ngộ rất nhanh chóng.

“Sự thanh tịnh bổn lai của giác tánh chính là gốc rễ sinh ra những huyễn cảnh nhân duyên tương sinh của luân hồi và niết bàn và biết cách để an trụ trong giác tánh là chỉ giáo cốt tủy, được gọi là ‘ngộ một điều giải thoát tất cả’.” “Ngộ một điều giải thoát tất cả” chính là chứng ngộ Rigpa. Chứng ngộ ra Rigpa thì hành giả được giải thoát viên mãn, không còn che chướng nào cả. Chừng nào chúng ta chưa ngộ được chính bản tâm này, chính giác tánh này thì chưa đạt được giải thoát rốt ráo. Sự giải thoát viên mãn, sự giải thoát lớn nhất chính là biết an trụ trong giác tánh hay trong đại viên mãn. Vì lý do này mà tầm quan trọng của Rigpa, của giác tánh chính là ở chỗ nó là tối quan trọng không thể thiếu được để đạt tới giác ngộ giải thoát. Bởi vì khi bạn không có sự chứng ngộ bản tâm thì bạn không đạt tới sự viên mãn, bạn không có khả năng giải thoát mình khỏi tất cả mọi thứ. Tóm lại, nếu bạn muốn giải thoát khỏi tất cả mọi thứ, tất cả mọi thứ của luân hồi và niết bàn thì cần phải hiểu đây là sự thật, là chân lý.

“Tất cả mọi sinh diệt của tri giác không làm ô nhiễm nổi cảnh giới viên mãn đó dù chỉ một chút bằng sợi tóc của vọng tưởng nhị nguyên.”

Giác tánh hay bản tâm hay Phật quả được gọi là đại viên mãn. Nhờ tánh thanh tịnh đó mà bản tâm có sức mạnh. Bản tâm đó thanh tịnh tự nhiên từ vô thỉ, nó không bao giờ hư dối, huyễn tưởng mà luôn luôn vô cấu từ vô thỉ. Vì vậy, có thể nói rằng “không làm ô nhiễm nổi cảnh giới viên mãn đó dù chỉ một chút bằng sợi tóc của vọng tưởng nhị nguyên”. Khi chúng ta nói vết nhơ – thì đó có nghĩa là những ý nghĩ biên kiến. Đó là những ý nghĩ nhị nguyên vọng tưởng. Khi không có biên kiến, không có chấp trước thì nó về căn bản là thanh tịnh. Tự bản tánh nó vốn là thanh tịnh. “Khía cạnh đại toàn thiện tự nhiên này của tam thân được gọi là Phổ Hiền Như Lai.” Tất nhiên, khía cạnh này của bản tâm cũng có nghĩa là Rigpa. Rigpa chính là Tam thân Phật. Rigpa chính là Phổ Hiền Như Lai. Rigpa có ba thân – [đây là] Thiện Đức của Rigpa. Vì vậy, nếu chúng ta chứng ngộ cảnh giới đại toàn thiện tự nhiên này thì chúng ta chứng ngộ Phổ Hiền Như Lai hay Tam thân. Như vậy đó là Phật quả viên mãn, là giác tánh viên mãn.

 

Hết bài giảng 23.04.2023

 

Việt dịch: Hiếu Thiện (Lotsawa)

Bản tiếng Anh do Trì Minh Tara & Diệu Huệ chép từ MP 3 bài giảng ngày 23.04.2023: https://drive.google.com/file/d/1WYh-OKensqNR4NJd8WoJTyaRrI23XqRZ

Kỹ thuật và đọc bản thảo: Minh Hiền

____________

Chú thích:

[1] Đây là bài giảng thứ 11 ngày 23.04.23 của Hungkar Dorje Rinpoche về cuốn sách “Điệu Cười Trì Minh Vương của Ba Dòng Truyền Thừa”. Bản tiếng Anh và tựa đề đã gửi Rinpoche duyệt.

 

 

WHEN YOU BELIEVE IN THAT VERY STRONGLY YOU DON’T SEE HOW THINGS REALLY EXIST AND YOU ARE IN THE EXTREMES[2]

Hungkar Dorje Rinpoche

Dharma Talk 11

 

(Rinpoche asks people to recite Guru mantras while waiting for Him.)

Everything depends on cause and facts therefore conditions sometimes don’t allow me to be in the Zoom. For three Sundays I wasn’t able to be in the Zoom. Still, I know everyone was waiting to listen so it’s good. Your motivation is good. Your participating is good and something positive so that makes me want more to be in the Zoom.

I’m very lazy person, I also work very slow person. That’s my nature, it is difficult to change the nature. I know it’s bad, bad habits are always difficult to not have (laugh). We have bad habits, we always make mistakes, we are always slow and we can not improve much but I know everyone is trying. You guys try harder than I do, so I appreciate that.

It’s really very interesting, amazing that everyone did remember that there was teaching on Sundays and so I think that was something good. Your interest in Buddha Dharma is strong. And [being] interested in practicing or listening teachings or doing something about Dharma is diligence. So that’s the real diligence. So I think that’s something really good and very positive.

People sending some texts to ask about Amala. The surgery was pretty good. she can see very clearly now. So, I think she’s pretty happy about that. She’s happy all the time, maybe now she’s happier. The hospital was very big and very crowded and it takes a lot of time so the procedure was much longer than we expected. So, I wasn’t able to teach in the zoom. But I have a good reason for that – not laziness. Although I’m lazy all the time, but that was not because of my laziness. There was something important [happening], therefore I wasn’t able to be in the zoom. I know people understand [this], and I hope that people [now] understand a little more deeply.

We human beings are naturally respect our parents and it’s a very good habit and very good tradition. Something very important in one’s life to respect one’s own parents, and Amala is now the only one. Lamasang left us and everyone in the monastery also respects Amala and everyone is hoping that we can take care of Amala very well. So, this is something of important duty, important responsibility for me and everyone in the monastery. So therefore, we try all the time, we try the best to take care of her health and somethings that we can do. Usually, I’m lazy and I’m sometimes busy, and I am not very good son, therefore I’m not able to be with her all the time and taking care of her, serving her, but when the important comes, I try my best. That’s my first thing that I have to take care.

Many people know about Amala – she’s special, because of her life or her being here. I think she brought something that makes many things positive. Also, she was important to us, to Lamasang, Lamasang discovered many treasures. There was some special connections or special dependent originations. So therefore, her being here is not only being a mother, but also she brought something positive, something that’s good for Dharma, for our lineage and for Lamasang, lineage treasures. So that’s her story and because of that also many people, some guys here, are very faithful [to her]. That’s our story and I don’t know if you do want to hear this much – that’s a part of the life of Lamasang. So therefore, when we talk about Lamasang’s story and – life then I think it’s something that cannot be missed about Amala.  Therefore, I just mentioned some important, some specials about her life.

But Amala, she went through many, many difficult situations or difficulties. She got physical problems a few times, serious problems. She got big, big surgeries – three times. One was a very big surgery on her liver. The second time, they removed her (gauge) bladder. In the US it’s very simple, but here it’s not that simple. Because of that there was a kind of big surgery. And then the third time she has to they changed her knee, both. That was very heavy. Everything is not advanced like that in the US, here, everything is not as good. So, every surgery is much heavier here in the US now. And she got her eye surgery. That was that was very simple and short time and, but she has to go again to get the surgery for the other eye in in May. She was a good person and a good practitioner. Everyone knows she is a very intelligent. She chants Mantras, Sutras for 10 hours, more than 10 hours every day and she did 5 million times of protrations. I think maybe she’s purified her karma. Still, though she is good she has through some difficulties.

I think everyone, although we try to practice, and we try to purify our negative karma, since we have created so much negative karma, very heavy, very deep, it takes time to purify all the negativities. And sometimes it’s a good to pay the debts, negative results physically with the painful sort of feelings. It’s practical, powerful way to remove the power of negative karmas by going through real difficulties and painful feelings. The reason for us to practice Dharma is to remove all the negative karma and become pure. Because right now we are not pure, we are very dirty. Because of negative emotions we are dirty. We are not clean physically: we have so many problems with aging, sickness and dead and all of something related to the physical body. Of course, the root of that is the dirty mind. “Dirty” means selfish mind and all of these negative emotions that make our mind very dirty. So the purpose for us to practice that Dharma to really get rid of all of these dirty things, the outer and the inner dirty. That is the reason and that’s the purpose [to practice Dharma]. There is a way to get rid of all of these dirty things, if we practice correctly, by heart and continually.

So, we were on the 25 page. We’re talking about the Lineage of Dharma practice, or the Ngondro of our Lineage. There are stories of the great Masters of the Lineage and we were talking about the most important masters, Vidyadharas in this Lineage.

Ok So. There was a small quote:” The mind that is dualistic is, by nature, deluded. Whatever it perceives can not be true.” So, the Dzogchen or the Longchen Nyingthig teachings teach people how to understand and get the realization the nature of the mind. The nature of the mind is not the mind. We are always with the mind: the mind sees, hears and thinks. Then we say, “oh, I think this way.” “I see it.” “I hear it.” But when we want to liberate, then we must understand the reality of the nature of the mind – the nature [of mind] is Wisdom. Of course, sometimes a sharp or smart or sharp mind can be called “wisdom”. It’s not the most profound Wisdom. And the Dzogchen teaches the most profound Wisdom that is related to the mind. Why we need to understand the nature of the mind? Because the mind – thoughts or emotions – can be wrong. What we see, what we hear is wrong because our minds can be wrong, or we don’t have that kind of Wisdom to perceive everything. We perceive things through our minds, and therefore we make mistakes and we see the answer wrongly and we hear things not correct. But of course, we don’t understand this reality. Therefore, we need to make the differences between the nature and the mind. The problem is the mind that is “dualistic is by nature deluded” – that means the mind is deluded, and whatever it perceives cannot be the truth. We had to understand this reality and therefore the meaning, the purpose of the teaching. The very special [thing] about Dzogchen teachings is that it make a very clear [distinction] in between these two things: the mind and the Wisdom – the nature of the mind.

I have said everyone of the importance of reading the book, using the book while listening to the teachings so that much clear, easy to remember, easy to understand and to know where we are. Therefore, I think people should have copies of the teaching of this book. Mipham Rinpoche said that the mind that is dualistic. Any kind of mind, maybe negative mind, maybe positive mind, maybe middle mind but as long as it belongs to mind, it is a mind then that is to dualistic and as long as this is a mind it’s naturally deluded, not reality. Here says by natural means the mind itself is deluded. Any kind of mind is deluded. So therefore, the mind itself is deluded, is polluted, is not correct, is not purified. Whatever it perceives it doesn’t have the power to see how things exist, but it perceives only the external part, how things appear. It doesn’t have the power to see through the nature of how things exist. So, it is mentioned here “the mind is dualistic, is by nature deluded”.

“Ultimately, what is necessary is the intrinsic awareness that is the great peace of the complete pacification of the extremes of the aspects of the mind, and the total pacification of the concepts of there being a middle and extremes.” So, intrinsic Awareness or the Rigpa is great peace of the complete pacification of the extremes, any extremes. There are many ways to understand “the middle” but a simple way of saying this is: if you see something is good then because of that something is bad. If you see something is big then because of that something is small. If you see something small – because of that, you see th at [thing] is bigger than this. All of these delude us. When you see this is big and this is small and you believe in that very strongly, “Oh, that’s very big!” You don’t see how it [really] exists and how it appears then we are in the extreme. So, the intrinsic awareness or the Rigpa or the nature of the mind is beyond all concepts and extremes. So therefore, it’s middle way.

Of course, when we use our mind to say “this is extreme, this is the middle”, that is something also not the great nature. The greater nature: there is no extreme and there’s no middle. But of course, usually we say no extremes and just be in the middle. That’s a how we teach and how we teach people to be to the middle way. But the real middle way is of course again, beyond all of these things. If you think, if you believe this is middle [then this is] also extreme. But we need to understand this reality slowly and diligently and faithfully. Therefore, we need to practice or to go through all these preliminary practices. The reason, the purpose or the power or the use of this preliminary practices is to really understand, to be in that nature.

“The preliminary practices that are taught here precede the main practice, which is this very awareness.” As I mentioned earlier, Dzogpa Chenpo, the Dzogchen Nyingthig, or Longchen Nyingthig are the same. “Longchen” means great peace, and that also has the same meaning as Dzogpa Chenpo. And the Dzogchen Nyingthig, or Longchen Nyingthig, has real instructions for us to really realize the very awareness and but of course it has to depend on many factors, such as preliminary practices. And we should go through each of these preliminary practices one by one. And it’s very necessary for us to realize the nature – if we do not understand this awareness in accordance with Dzogchen Nyingthig, or Longchen Nyingthig, teachings there is no way to achieve Buddhahood. So, the teachings of Longchen Nyingthig are very profound and very important, therefore the preliminary practices here are also very important.

“The stages of outer and inner preliminaries are factors conducive for its swift manifestation.”

Probably most of you understand what is the outer and inner preliminary practices. The Longchen Nyingthig ngondro, “The Words of My Perfect Teacher” teach three stages: the outer, the inner and the Guru Yoga. You know all of these preliminaries practices are very important because it’s very, very powerful, very genuine [and creates] conditions for this goal to manifest. “Swift manifestation” means very quickly to achieve the realization.

“The great primordial purity of awareness is the root of the interdependent appearances of samsara and nirvana, and knowing how to rest in that is the key instruction, called ‘knowing one thing liberates from everything.’”

“Knowing one thing liberates from everything” is knowing the Rigpa. Realizing Rigpa then that oneself was liberated from everything, there is no obstacles. Until we realize the very nature, the very awareness there’s not the completed liberation. The completed or the greatest liberation is how to know to rest in the awareness or the Great Perfection. Because of that, very importance of the nature, of the Rigpa is it is essential for the liberation. Because when you do not have that realization then you are not always complete, you’re not able to liberate yourself from many things. So therefore, if you want to liberate from everything, everything of Samsara and Nirvana then we have to understand that this is reality.

“All the arising and cessation of perceptions do not stain that domain of perfection with even one hairbreadth of the extremes of conceptualization.”

Awareness or the nature of the mind or Buddhahood is called Great Perfection. Because of that purity, there is the power of that nature. So it’s pure by the nature, naturally from the beginning, it is never deluded but always stainless from the beginning. Therefore, it says, “do not stain that domain of perfection with even one hairbreath of the extremes of conceptualization.” When we say stain – it means thoughts perceived like extremes. That’s dualistic thoughts. And when there’s no extreme, no conceptualization, then of course it’s basically clean. It’s very pure, by itself naturally, by nature. “This aspect of the natural perfection of the power of the three kayas is called Samantabhadra”. Of course, this aspect of nature means also the Rigpa. Rigpa is three kayas. Rigpa itself is Samantabhadra. Rigpa has three kayas – [they are] the quality of Rigpa. So, if we realize this nature perfection, then we realize Samantabhadra or the three kayas. So that’s complete Buddhahood as complete nature.

End of teaching on 23.04.2023

 

Transcript by Tri Minh Tara & Dieu Hue

Excerpt from MP 3 Hungkar Dorje Rinpoche teaching on 23.04.2023: https://drive.google.com/file/d/1WYh-OKensqNR4NJd8WoJTyaRrI23XqRZ

______________

Note:

[2] This is Hungkar Dorje Rinpoche’s 11th teaching on April 23, 23 on the book “The Melodious Sound of the Laughter of the Vidyadhars of the Three Lineages”. English version and the title have been sent to Rinpoche for approval.

Tải về
pdf
word
CHIA SẺ