Chư đạo sư

Kim Cương Cực Hỷ

PRAHEVAJRA (dGa’ Rab rDo rJe) là một Nirmānakāya (Hóa thân), thân hiển lộ của Đức Phật xuất hiện như Đạo sư Đại Viên Mãn đầu tiên trong loài người. Theo nguồn tư liệu của dòng Đại Viên mãn, Prahevajra sinh làm con của con gái của Vua xứ Oddiyāna. Theo một vài học giả thì Oddiyāna ở khu vực quanh Thung lũng Swat mà hiện nay là Pakistan. Oddiyāna là suối nguồn quan trọng nhất của các giáo lý Phật giáo, hay tantra (Mật điển) bí truyền. Nó là một địa điểm đầy năng lực và là xứ sở của các dākinī, nhiều tài nguyên thiên nhiên, rừng rậm và dã thú. Tại Oddiyāna cũng có một ngôi chùa tráng lệ tên là Deche Tsekpa (Vô số Hỉ lạc) có 6.108 ngôi chùa nhỏ bao quanh. Tất cả đều rất hưng thịnh.

Manjushrimitra

MANJUSHRĪMITRA (‘Jam dPal bShes gNyen) sinh trong một gia đình bà la môn trong thành phố Dvikrama ở hướng tây của Bodhgayā tại Ấn Độ. Thân phụ ngài là Sādhushāstrī, và thân mẫu là Pradīpālokā. Ngài trở thành một học giả của cả năm lãnh vực học thuật.

Shrisimha

ĐẠO SƯ Shrīsimha (dPal Gyi Seng Ge) sinh trong một thành phố tên là Shokyam trên đảo Sosha ở Trung quốc. Thân phụ ngài là Gewe Denpa (Bậc Đức hạnh) và thân mẫu là Nangwa Salwa Raptu Khyenma (Bậc Trong sáng và Uyên thâm). Năm mười lăm tuổi, ngài đi tới Cây Bồ đề ở Trung quốc và tu học với Đạo sư Haribhala trong ba năm, và ngài tinh thông năm môn học (ngũ minh).

Jnanasutra

JNANASUTRA (Ye Shes mDo) sinh ở miền đông thành phố Kamalashila ở miền đông Ấn Độ. Thân phụ ngài là Shāntihasta (Bàn tay Hòa bình), và thân mẫu là Kalyānachitta (Có Thiện Tâm), trong một gia đình shūdra (đẳng cấp thấp kém nhất). Ngài trở nên uyên bác và đi tới Bodhgayā, ở đó ngài sống với năm trăm học giả. Trong số đó có Vimalamitra và mối liên hệ của Jnānasūtra với vị học giả này rất chặt chẽ bởi những đời trước của các ngài.

Vimalamitra

VIMALAMITRA (Dri Med bShes gNyen) sinh tại Rừng Voi (Glang Po’i Tshal) ở miền tây Ấn Độ. Thân phụ ngài là Deden Khorlo và thân mẫu là Dak-nyid Salma. Ngài trở thành một học giả của Thanh Văn thừa và Đại thừa.

Guru Rinpoche

GURU RINPOCHE, một trong những bậc lão thông của Phật giáo Ấn Độ, là vị sáng lập Phật giáo ở Tây Tạng. Ngài được gọi là Padmasambhava (Padma ‘Byung gNas), Liên Hoa Sanh, và Guru xứ Oddiyāna. Ở Tây Tạng ngài thường được gọi là Guru Rinpoche, Đạo sư Tôn quý. Những hành giả phái Nyingma tôn kính ngài như Đức Phật thứ hai.

Yeshe Tsogyal Xứ Tây Tạng

Yeshe Tsogyal là Đức Phật Vajravārāhī trong thân tướng con người và cũng là một hóa thân của Đức Tārā và Buddhalochanā. Bà ra đời giữa những dấu hiệu kỳ diệu tại Dragda, trong bộ tộc Kharchen. Thân phụ bà là Namkha Yeshe, vua của Kharchen, một lãnh địa quan trọng ở miền trung Tây Tạng, và thân mẫu là Gewa Bum. Lúc bà sinh ra, một cái hồ lớn thình lình hình thành bên cạnh nhà. Nó được gọi là Tsogyal Latso, hay hồ linh của Tsogyal. Thậm chí hiện nay cũng có một cái ao, là những gì còn lại của cái hồ. Khi là một đứa trẻ, bà đã in dấu vết của bàn chân trên một tảng đá gần nhà, và cho tới gần đây người ta vẫn có thể nhìn thấy dấu vết đó.

Vua Trisong Detsen

Vua Trisong Detsen (790-858 sau Công nguyên) là bậc trị vì thứ ba mươi bảy của Tây Tạng trong triều đại Chögyal (Pháp Vương), là triều đại được bắt đầu với Vua Nyatri Tsenpo. Nyatri được tin là một hoàng tử xứ Ấn Độ, người trở thành vị vua đầu tiên của Tây Tạng vào năm 127 trước Công nguyên. Vua Trisong là nam tử của Vua Me Aktsomchen và Công chúa Chin Ch’eng Kun Chu, con gái của Vua Li Lung Chi của Trung quốc. Năm mười ba tuổi, ngài được tôn phong là vua thứ ba mươi bảy của Tây Tạng. Ngài là một nhà cai trị khôn ngoan và đầy năng lực đã mở rộng vương quốc của ngài vượt xa các biên giới trước đó của Tây Tạng.

Vairochana

Vairochana là dịch giả lỗi lạc của Kinh điển Phật giáo trong lịch sử Tây Tạng. Ngài gánh vác trách nhiệm đưa Giáo Pháp vào Tây Tạng và dịch nhiều Kinh điển và Mật điển, đặc biệt là hai trong số ba phạm phù của giáo lý Dzopa Chenpo, đó là Semde và Longde.

Künkhyen Longchen Rabjam

KÜNKHYEN Longchen Rabjam sinh tại Tötrong trong Thung lũng Tra miền nam của trung tâm Tây Tạng, vào ngày mồng mười tháng hai năm Thổ Thân thuộc Rabjung thứ năm (1308). Thân phụ ngài là Tenpa Sung, một hành giả Mật thừa thuộc bộ tôc Rok. Thân mẫu ngài là Sönam Gyen thuộc bộ tộc Drom. Lúc mang thai ngài, mẹ ngài mơ thấy một mặt trời đặt trên đầu một con sư tử chiếu sáng toàn thể thế giới. Lúc ngài ra đời, nữ Hộ Pháp Namdru Remati xuất hiện trong hình tướng của một người đàn bà màu đen. Ôm đứa bé trong tay, bà nói: “Ta sẽ bảo vệ cậu bé,” và bà trao đứa bé lại cho mẹ nó rồi biến mất.

Rigdzin Jigme Lingpa

RIGDZIN Jigme Lingpa là tülku (hóa thân) của Vua Trisong Detsen (790-858) và Vimalamitra. Ngài cũng được gọi là Khyentse Özer, Những Tia sáng Trí Tuệ và Đại Bi. Ngài đã khám phá giáo khóa rộng lớn và sâu xa Longchen Nyingthig như terma tâm.

Do Khyentse Yeshe Dorje

DO KHYENTSE Yeshe Dorje là hóa thân về tâm của Jigme Lingpa. Ngài đã biểu lộ năng lực tâm giác ngộ của ngài trong hình thức thần diệu phi thường, và về mặt này ngài là Đạo sư vĩ đại nhất của truyền thống Phật giáo Mật thừa Tây Tạng trong nhiều thế kỷ qua.