Nếu bạn không có đức tính chân thật thì sẽ khó thấy những phẩm chất tốt đẹp ở người khác
Là đệ tử chúng ta luôn bàn về Guru: Guru tốt hay Guru tồi như thế nào, và chúng ta thường quên kiểm tra chính bản thân mình. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta tốt nhưng Guru thì xấu (cười). Bởi vì Guru là xấu, việc thực hành của tôi không đi đến đâu cả, mặc dù tôi vẫn tốt. Đây là quan điểm của chúng ta, phải không? (cười).
Đôi khi con người ta rất lạ kỳ, rất vô minh nên họ xem một vị lạt ma tốt hay một vị thầy tốt là một vị thầy tồi, còn một vị thầy tồi, một vị lạt ma xấu thì họ lại cho là tốt. Đó là thiếu hiểu biết. Thật là thiếu hiểu biết. Và đó cũng có thể là do ghen tị, chứ không phải trung thực. Vì vậy, đặc biệt đức tính chân thật là quan trọng nhất trong ba phẩm chất của người học trò. Nếu bạn không có đức tính chân thật thì bạn sẽ rất khó nhìn ra những phẩm chất tốt đẹp của người khác. Và ngay cả khi bạn có nhìn thấy ai đó tốt thì bạn vẫn không muốn tin họ.
Tsongkhapa, hóa thân của Văn Thù Sư Lợi, một học giả nổi tiếng và hành giả rất quan trọng đã nói: “Chân thật có nghĩa là không làm [người] tốt nhất.” Nếu bạn là “tốt nhất” thì đó sẽ là một trở ngại và bạn sẽ không thấy những đức tính tốt [ở người khác]. Và vì vậy, bạn sẽ không nhận ra được chân nghĩa của giáo huấn.” Về cơ bản, không trung thực là một nguyên nhân rất chắc chắn để không nhìn thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người khác. Ghen tị và không trung thực – những tính xấu này có thể khiến ta nhìn nhận sự việc theo một cách không tốt đẹp, không đúng đắn.
Trích “Guru Yoga: Pháp Tu Tri Kiến Thanh Tịnh”, Hungkar Dorje Rinpoche
Diệu Âm trích dẫn