Cần phải có một dòng truyền thừa trong sạch, liên tục, không gián đoạn
Hungkar Dorje Rinpoche [1]
Song ngữ – chép Anh dịch Việt
Bài số 9
Chúng ta vừa mới kết thúc phần một và hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu phần 2. Phần 2 nói về chủ đề chính bao gồm quán chiếu và phân tích ý nghĩa của Pháp. Phần này chia làm hai: 1. dòng truyền thừa của Pháp tu này, 2. giải thích về pháp tu nội và pháp tu ngoại.
“Dòng truyền thừa của pháp tu này
Đức Phật từ bi vô thượng, hiện thân của đại bi và đại phương tiện, đã truyền dạy rất nhiều pháp môn khác nhau tùy theo năng lực và căn tánh của chúng đệ tử.”
Chúng ta sẽ nói về lịch sử dòng truyền thừa của pháp tu ngondro trong cuốn sách này. Điều rất quan trọng là cần phải có một dòng truyền thừa trong sạch, liên tục, không gián đoạn cho các hành giả. Bởi vì chính qua dòng truyền thừa mà lực gia trì, gia hộ của chư đạo sư dòng truyền thừa, của đức Phật tới được [chúng ta]. Như vậy, điều rất quan trọng là phải có một lịch sử dòng truyền thừa và phải biết, phải nói về lịch sử đó.
Với tâm Đại Bi và Trí Tuệ, đức Phật đã dạy nhiều loại pháp môn khác nhau, nhiều cấp độ khác nhau của pháp tu, phù hợp với năng lực của các đệ tử. Con người vốn khác nhau – năng lực trí tuệ [của họ] khác nhau. Điều đó có nghĩa là con người có những cách hiểu khác nhau và trình độ hiểu biết khác nhau. Phật có nhiều đệ tử và trình độ, trí hiểu biết của họ không giống nhau. Vì vậy, Phật phải dạy nhiều loại pháp môn thuộc các cấp độ khác nhau. Đó là lý do có nhiều pháp môn tu.
“Đức Phật phải dạy nhiều loại pháp môn khác nhau phụ thuộc vào việc đệ tử có thể hiểu ngài hay không. Mặc dầu đức Phật dạy 84,000 pháp môn nhưng tất cả các pháp môn này đều bao gồm trong ba Pháp: 1. Tứ Diệu Đế, 2. Nhị Đế, 3. Phật tánh.” Như vậy là giáo lý ngày càng sâu hơn, sâu hơn và thâm diệu hơn, thâm diệu hơn. Vậy nên các đệ tử cần phải có trí tuệ sâu sắc hơn để học tiếp và học tất cả những giáo lý khác nhau này. Mọi người đều nghe về Phật tánh và đó là giáo lý rất quan trọng. Đó là cái mà chúng ta cần phải hiểu và cần phải chứng ngộ. Nhưng, để hiểu và để chứng ngộ Phật tánh chúng ta cần phải tu học thấu đáo ít nhất là giáo lý Tứ Diệu Đế. Nếu không, thực sự chứng ngộ Phật tánh là điều khó khăn.
Tất nhiên, chúng ta cần phải tu học thấu đáo Tứ Diệu Đế như là một nền tảng của thực hành Pháp. Cuốn sách hay pháp tu mà chúng ta đang nghiên cứu bao gồm tất cả những ý nghĩa khác nhau của Pháp Phật như Tứ Diệu Đế, Nhị Đế và Phật tánh. Vì vậy, cuốn sách này rất hữu ích và ta có thể nói rằng cuốn sách này rất quan trọng. Không phải bởi vì Thầy viết cuốn sách này mà vì ý nghĩa của nó ở đây, bởi vì đây là cách đơn giản để giới thiệu cuốn “Lời Vàng của Thầy Tôi” do ngài Patrul Rinpoche soạn. Vì vậy, cuốn sách này có thể rất quý báu, rất hữu ích cho các hành giả – những người thực sự có kết nối nghiệp với dòng truyền thừa này, với pháp tu này.
Cuốn sách Thầy đang khuyên mọi người dùng là “Điệu cười Trì Minh Vương của ba dòng truyền thừa: lược giải pháp tu tiên yếu của dòng Đại Viên Mãn Chân Như Tâm Yếu” được dịch sang tiếng Anh bởi Peter Alan và lama Đạt dịch sang tiếng Việt. Vì vậy, mọi người nên xem và đọc kỹ. Thầy nghĩ như vậy sẽ dễ hơn. Thầy có thể nói quá nhiều lần, nhưng theo Thầy mọi người cần phải làm như vậy bởi vì Thầy nghe một số người nói: “Rinpoche đang dạy về cuốn sách gì vậy?” Thầy nghe điều đó, vì vậy ngay bây giờ Thầy hỏi các bạn: “Các bạn đang dùng cuốn sách gì khi Thầy giảng cho các bạn? Các bạn có cuốn sách này hay không?” (giơ cuốn sách lên)
Mỗi Phật tử ít nhất đã từng nghe nhiều lần rằng có 84,000 pháp môn được đức Phật từ bi truyền dạy cho chúng ta – những người thực sự may mắn. Như vậy, đức Phật đã viên mãn bản nguyện của ngài. Trách nhiệm của ngài là dạy chúng ta còn trách nhiệm của chúng ta là thực sự nghiên cứu, quán chiếu ý nghĩa, thực sự đưa những ý nghĩa đó vào hành động, cuộc sống và việc tu hành của mình. Thầy tin rằng mọi người hiểu và đang nỗ lực làm điều đó. Tuy nhiên, [các bạn nỗ lực] vẫn chưa đủ: chưa đủ thông minh, chưa đủ tinh tấn, chưa đủ hiểu biết rõ ràng. Vì vậy, chúng ta cần phải học tập, tư duy quán chiếu và thực hành nhiều hơn (Văn, Tư, Tu). Chúng ta sẽ không tốn quá nhiều thời gian đi vào các chi tiết của dòng truyền thừa bởi vì đã khá rõ và một số ý nghĩa ở đây cũng khá là thâm diệu. Và để hiểu được ý nghĩa sâu sắc và thâm diệu đó, ý nghĩa thực sự, chúng ta trước hết cần phải thực hành. Trước hết, chúng ta cần phải tích lũy công đức, rồi chúng ta sẽ có khả năng đạt tới chứng ngộ Phật tánh.
Chúng ta có bản song ngữ tiếng Anh và tiếng Tạng trong cuốn sách này. Mọi người đã hỗ trợ việc xuất bản cuốn sách này và nó đã được xuất bản. Anh John Crigler biết về cuốn sách và nếu các bạn muốn có bản tiếng Anh thì Thầy nghĩ rằng chắc còn một số cuốn để thỉnh. Thầy không chắc nhưng có lẽ đa số mọi người cần bản tiếng Việt. Như vậy, các bạn cần phải hỏi mọi người ví dụ như lama Đạt, hoặc Thầy cũng không biết là phải hỏi ai. Bản [dịch tiếng Việt] ấy phải ở đâu đó.
“Với căn cơ của đệ tử được chia thành ba loại khác nhau, có [ba cấp độ] giáo lý: Tiểu thừa, Đại thừa Kinh thừa và Đại thừa Mật thừa.” Và tất nhiên chúng ta có thể nói [giáo lý bao gồm] “Tiểu thừa và Đại thừa”. Toàn bộ giáo lý bao gồm hai thừa này, Tiểu thừa và Đại thừa, mà Đại thừa lại bao gồm cả Mật thừa. Đó là cách nói rõ ràng hơn rằng Mật thừa hay Kim Cương thừa cũng thuộc về Đại thừa. Thông thường, đạo Phật Tây Tạng hay pháp môn tu của Phật giáo Tây Tạng bao gồm tất cả. Trong cuốn sách này có phần của Tiểu thừa như: làm sao để phát triển hạnh xả ly, làm sao để xây dựng nền tảng cho việc tu của hành giả. Và tất nhiên, chúng ta cần phải trưởng dưỡng bồ đề tâm để thực sự đạt Phật quả. Lại nữa, chúng ta thực hành Mật thừa bởi vì nó thâm diệu hơn, dễ dàng hơn và đạt Phật quả nhanh hơn. Vì vậy, cuốn sách này, hay loại pháp tu này, thường bao gồm tất cả mọi thứ. Nhiều người nghĩ rằng Mật thừa của Phật giáo Tây Tạng là một cái gì đó rất khác với Kinh thừa, nhưng sự thật không phải vậy. Tóm lại, ở đây chúng tôi tu học đầy đủ cả Tiểu thừa và Đại thừa, Kinh thừa và Mật thừa cùng với nhau để đạt Phật quả.
“Bộ phận đệ tử chính yếu mà đức Phật dạy Tứ Diệu Đế được xếp vào hàng hạ căn.” Có nhiều người chỉ thực hành pháp Tiểu thừa và họ được gọi là “hàng hạ căn.” Họ không phải là rất hạ căn. Có những người thậm chí còn “hạ căn” hơn hàng đệ tử này. “Có bộ phận đông đảo những người thậm chí hạ căn hơn: đó là những người rất phàm tục, ham hưởng lạc thú nhục căn…” Thầy nghĩ rằng bản dịch này không hoàn hảo. Bởi vì chúng ta đang nói về những người chỉ nghĩ về các pháp thế gian và thực sự chỉ hưởng thụ các dục lạc. Họ không thấy rằng các pháp thế gian hay các dục lạc này sẽ đem đến nhiều đau khổ hơn nữa. Nhưng ở đây lời dịch lại là “họ không bao giờ là tốt hay hạnh phúc, và hơn thế nữa họ còn gây đau khổ cho chính mình.” Thầy nghĩ rằng lời dịch này không đúng.
Ở đây, cái mà Thầy viết là những người này thậm chí còn “hạ căn hơn.” Những người này không hiểu rằng các dục lạc nhục căn sẽ đem tới đau khổ. Họ nghĩ rằng [những thứ] này là tốt nhất, những thứ này là rất tốt, là rất hạnh phúc. Như vậy là đủ. “Nếu tôi có những thứ đó thì tôi không cần phải có bất cứ thứ gì nữa. Tôi chỉ cần các pháp thế gian này hoặc các dục lạc nhục căn và như vậy là đủ.” Họ nghĩ như vậy. Nhưng phần dịch ở đây hơi sai. Tóm lại, họ không tin vào Pháp. Bởi vì Pháp – thậm chí bất cứ Pháp nào, như Pháp của Tiểu thừa – cũng đều nói về vô thường và [dạy rằng] các pháp thế gian có thể gây nhiều bất ổn và khổ đau. Nhưng loại người ấy không hiểu điều đó và họ không tin vào bất cứ Pháp nào. Vì vậy, loại người đó thậm chí còn “hạ căn” hơn những người chỉ thực hành Pháp Tiểu thừa. Vậy là những người đó thấy các lạc thú nhục căn của thế tục là tốt và hạnh phúc và họ không thấy rằng điều đó đem tới đau khổ cho chính họ. Đó là ý nghĩa đúng hơn trong cuốn sách. Còn các hành giả Tiểu thừa đã thấy khiếm khuyết của tất cả mọi thứ trong thế giới này và [thấy rằng] đó có thể là nhân gây đau khổ cho họ. Tuy nhiên, những loại người kia thì không thấy như vậy. Họ chỉ thấy các pháp thế gian là tốt nhất và mãi mãi tốt nhất – đó là điều duy nhất họ muốn, đó là thứ duy nhất họ nương tựa vào. Loại người này thậm chí còn “hạ căn hơn”. Đó là điều mà Thầy muốn nói.
“Có những hành giả công phu thiền định chủ yếu về pháp Tứ Diệu Đế như chân lý về đau khổ là bản chất của vạn Pháp trong luân hồi (Khổ Đế). Không có thứ gì vẫn cứ y như cũ dù chỉ là sau một sát na. Và khi những thay đổi hiển nhiên xảy ra thì điều đó sẽ đem đến hạnh phúc hoặc đau khổ trong tâm.” Như vậy, trên thực tế hạnh phúc hay bất hạnh chính là tâm, là cảm xúc trong tâm. Hạnh phúc hay bất hạnh thực sự phụ thuộc vào các nhân ở bên ngoài, những thứ ở bên ngoài. Nếu những thứ ở bên ngoài tốt thì chúng ta hạnh phúc, nếu những thứ ở bên ngoài xấu thì chúng ta bất hạnh. Nó gây ra cảm xúc trong tâm. Vì vậy, Tiểu thừa thực sự dạy chúng ta không bám chấp vào mọi thứ quá nhiều bởi vì chúng không đáng tin cậy và có thể thay đổi, luôn luôn thay đổi. Và chúng có thể gây ra bất ổn. Chúng có thể là nhân [duyên] khiến chúng ta bất hạnh hoặc hạnh phúc. Tất nhiên, hạnh phúc là tốt nhưng hạnh phúc phải dựa trên sự hiểu biết và cách chúng ta hạnh phúc hay bất hạnh thì lại không thực sự dựa trên hiểu biết. Nó chỉ tùy thuộc theo hoàn cảnh vì vậy nó không bền vững. Tâm của chúng ta không bền vững hay [có thể nói là] không bình lặng. Nó có thể hạnh phúc và cũng có thể bất hạnh – nó luôn luôn như vậy và nó luôn luôn rất rất phiền não. Đó là điều chúng ta không muốn. Chúng ta muốn có an bình, chúng ta muốn hạnh phúc nhưng với sự hiểu biết. “Hạnh phúc” có nghĩa là không có quá nhiều cảm xúc tiêu cực trong tâm và tâm khá tĩnh lặng, khá yên bình. Đó chính là điều chúng ta muốn đạt tới.
Cốt tủy của thực hành pháp hay sức mạnh thực sự của Pháp là đem tới hạnh phúc tự nhiên trong tâm. Bởi vì bản chất của tâm là an bình, là tánh Không vĩ đại. Bởi vì chúng ta không có loại chứng ngộ như vậy nên chúng ta chỉ chạy theo các cảm xúc. Nếu tâm của chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào các hoàn cảnh này thì chúng ta sẽ không [hạnh phúc]. [Tâm] chúng ta sẽ thăng trầm quá nhiều bởi vì các hoàn cảnh bên ngoài luôn luôn thay đổi, thay đổi từng sát na. Vì vậy, chúng ta có thể hạnh phúc ở phút đầu, nhưng phút sau chúng ta lại bất hạnh. Nếu chúng ta phụ thuộc quá nhiều, ví dụ vào các thành viên trong gia đình, thì chỉ khi họ hạnh phúc, họ ngọt ngào, hay họ thế này thế nọ, thì chúng ta mới thấy hạnh phúc. Khi tâm của bạn chú ý quá nhiều đến [những thứ] bên ngoài thì nó luôn luôn không an bình, không trụ trong đại an bình. Tóm lại, cốt tủy của thực hành pháp là phải nhận ra được cái tự nhiên – đó là bản tâm, là đại an bình thường trụ trong tâm ta.
“Lại có những hành giả chủ yếu công phu quán chiếu tánh Không: mặc dầu trần cảnh hiển hiện dường như không thể chối cãi khi chúng ta không khảo sát hay phân tích, nhưng bản chất của chúng là: không một pháp nào có tự tánh của riêng mình thực sự tồn tại.” Điều này có thể hơi sâu và có thể không dễ hiểu; nhưng [có nghĩa là] chúng ta tin vào hình tướng bên ngoài của mọi thứ. Nếu cái đó trông tốt thì chúng ta nghĩ rằng nó tốt. Ví dụ, nếu chúng ta tin vào một người đang tỏ ra là người tốt thì bất cứ cái gì người đó làm [ta đều tin] là tốt. Chúng ta chỉ nhìn thấy phần bên ngoài. Bởi vì chúng ta nghĩ rằng các trần cảnh bên ngoài thực sự tất cả đều tồn tại và chúng chính xác là như vậy. Tuy nhiên, nếu chúng ta khảo sát để xem chúng tồn tại như thế nào thì sự thật lại khác. Thế nhưng, đa số mọi người không làm điều đó và họ chỉ nghĩ đơn giản: “Ồ, bởi vì có các hiện cảnh là như vậy nên nó là như vậy! Ồ, đây là cái nhà bởi vì trông nó giống như cái nhà. Đó là cái ô tô bởi vì vẻ bên ngoài của nó giống như một cái ô tô.” Tóm lại, [chúng ta] chỉ tin vào cái vẻ bên ngoài và không cố gắng để thấy bản chất của nó [là như thế nào]. Còn Đại thừa dạy rằng phải hiểu các pháp, phải hiểu chúng là như thế nào và chúng thực sự tồn tại như thế nào. Vậy nên những người thực sự tu Đại thừa nghiêm túc đều hiểu bản chất của vạn pháp là tánh Không. Đó là một cấp độ.
“Có những hành giả chủ yếu công phu quán chiếu tâm vi tế.” “Vi tế” có nghĩa là cách mà nó tồn tại trong tâm. “Các đối tượng của tri giác chẳng thực sự tồn tại dù chỉ một vi trần.” Điều này có thể khó hiểu bởi vì chúng ta tin mọi thứ là thật và [tin rằng] có sự tồn tại thực sự của tất cả mọi thứ. Nhưng trên thực tế chúng không như vậy. Chúng không như vậy, cho nên tâm không tìm được một thứ gì để trụ vào. Nếu bạn quan sát một cách kỹ lưỡng, một cách thâm diệu, một cách rất trung đạo để tìm sự tồn tại của các pháp, thì bạn sẽ không tìm thấy bất cứ thứ gì. Đồng thời, chúng ta thậm chí cũng không tìm thấy tâm của mình. Nếu bạn cố gắng nhìn và nhìn vào tâm của mình, nếu bạn cố gắng tìm tâm của bạn, thì bạn sẽ không tìm thấy tâm – tâm của mình. Nó trở thành rỗng không “và vì vậy tâm không thể tìm được một thứ gì để trụ vào.” Bởi vì tất cả vạn pháp đều là Không. “Bản tính vô trụ tự nhiên này của tâm chính là tính thanh tịnh (Tịnh) và Quang Minh (Minh) của bản tâm.” Như vậy, bản tâm không thể tìm được gì cả. Tâm không thể tìm ra sự tồn tại của nó. Đó là Tánh (Nature), đó là thật, và đó chính là khía cạnh Tịnh (Purity) của tâm. Nên “đó được gọi là ‘Phật tánh’.”
Bản tánh của tâm được gọi là “Phật tánh”. Khi tâm không tìm ra chính nó thì đó là Phật tánh. Đó là cách để nhận ra Tánh và “đó là nền tảng cho vạn pháp của luân hồi và niết bàn. Thiền định về nền tảng này được trang nghiêm bởi nhiều phương tiện và chỉ giáo thâm diệu.” Tóm lại, để thực sự hiểu Phật tánh này, hay còn gọi là Bản tâm, thì hoàn toàn không dễ. Và điều đó thậm chí còn khó hơn nếu các bạn dùng tư duy. Bạn càng dùng tư duy, càng dùng kiến thức, càng dùng trí não để thấy thì lại càng khó nhận ra và càng khó hiểu hơn. Vì vậy, đôi khi điều này quá sức mọi người và người ta thậm chí không muốn cố gắng để nhận ra Phật tánh bởi vì việc chứng ngộ quá khó khăn. Nhưng tất nhiên, Phật tánh là cơ sở hay nền tảng cho tất cả vạn pháp, cả luân hồi và niết bàn. Khi bạn không hiểu Phật tánh thì đó là luân hồi. Khi bạn thực sự nhận ra Phật tánh – đó là niết bàn.
“Lại có những hành giả chủ yếu công phu quán chiếu về Quang Minh Đại Viên Mãn – pháp này dạy rằng khi quán chiếu tới tận cùng tâm vi tế …” Điều đó có nghĩa là những người khác nhau, những giáo lý khác nhau có những cách hiểu Phật tánh khác nhau và có những cách hiểu phải thiền định thế nào khác nhau. Đôi khi tâm cực thâm diệu, hay tâm cực vi tế, nhận ra hoặc thiền định về Phật tánh, nhưng cách mà giáo lý Dzogchen dạy thì lại khác. Dzogchen dạy rằng [khi] đó không phải tâm nữa. Vì vậy, tâm vi tế và Trí Huệ là hai thứ khác biệt. Quang Minh Đại Viên Mãn, hay Giác tánh, hay Rigpa, không thực sự dùng tri giác[2] của ta mà dùng Trí Huệ tự nhiên. Vì vậy, đó chính là hạn chế của pháp tu tâm vi tế. Dzogchen không sử dụng bất cứ loại tri giác nào và khá khó khăn để trụ được trong chân tánh đó. Vì vậy, “[khi quán chiếu tới tận cùng tâm vi tế] thì không phải ‘tâm’ nữa và có một sự phân định rõ ràng giữa tâm và Bản giác.” Đó là hai thứ riêng biệt. Nhiều giáo lý khác, cả Hiển và Mật, cũng nói về Quang Minh; nhưng có lẽ họ dùng tâm vi tế để chứng ngộ, để thiền định. Trong giáo lý Dzogchen đó là hạn chế và [Dzogchen] phê phán việc thiền định với tri giác. Vì vậy, giáo lý Dzogchen làm sáng tỏ quan điểm rằng có một sự phân định giữa tâm và Bản giác, hay Giác tánh.
Chúng ta phải cố gắng để hiểu và đồng thời phải cố gắng thực hành nhiều. Chúng ta phải thực hành thiện hạnh và phải phát nguyện nhiều để thực sự chứng ngộ Phật tánh chân thực. Tất nhiên, chúng ta đang trong giai đoạn thực hành các pháp tích lũy tư lương, thực hành phát triển tâm chí tín thành, trưởng dưỡng bồ đề tâm, thực hành Guru Yoga. Tất cả những thứ này là những yếu tố rất quan trọng, những nhân duyên rất quan trọng để chúng ta có thể đạt tới chứng ngộ Phật tánh. Vì vậy, Thầy chúc và Thầy khuyên các bạn hãy có thời khóa hành trì hàng ngày, hãy đôi lúc để thời gian nghe giáo lý, làm bài tập về nhà và cố gắng để nhìn thấy chân tâm của mình. Điều này rất quan trọng và đây là điều chính yếu, điều quan trọng nhất của tu hành Pháp Phật.
Hết bài giảng 19.02.2023
Việt dịch: Hiếu Thiện (Lotsawa)
Bản tiếng Anh do Trì Minh Tara & Diệu Huệ chép từ MP 3 bài giảng ngày 19.02.2023: https://drive.google.com/file/d/1RZkShPGXjEjt5H5iSYikysAVVy0T1NQj
Kỹ thuật và đọc bản thảo: Minh Hiền
____________
Chú thích:
[1] Đây là bài giảng thứ 9 ngày 19.2.23 của Hungkar Dorje Rinpoche về cuốn sách “Điệu Cười Trì Minh Vương của Ba Dòng Truyền Thừa: Lược Giải Pháp Tu Tiên Yếu của Dòng Đại Viên Mãn Chân Như Tâm Yếu”. Bản tiếng Anh và tựa đề của bài giảng đã gửi Rinpoche duyệt.
[2] tri giác: tức là tâm – LND
TO HAVE A CONTINUED, NON-BROKEN AND VERY CLEAN LINEAGE [3]
Hungkar Dorje Rinpoche
19.02.23
Dharma Talk 9
We’ve just finished the Part 1 and today we will study Part 2. The part 2 is the main subject: contemplating and analyzing the meaning of Dharma. This is in two parts: 1. the Lineage of the Dharma practice and 2. the main explanation of the inner and outer instructions.
“The lineage of this Dharma practice
The kind, unsurpassable Buddha, who was the embodiment of compassion and skillful methods, taught various kinds of Dharma in accord with the capabilities and natures of his students.”
We will talk about the history of the lineage of the ngondro practice in this book. It’s important to have a continued, non-broken and very clean lineage for the Dharma practitioners. Because through the lineage it comes [to us] the blessing of lineage masters, blessing of Buddha. So, it is very important to have a lineage history and to know and to talk about that one. Because of the compassion and wisdom of the Buddha, He taught various kind of Dharma, many different levels of Dharma according to the capabilities of the students. People are different – [their] mental capacities are different. It basically means people have different understandings and different levels of understanding. He has many students and they are not at the same level, same understanding. Therefore, Buddha has to teach various kind of Dharmas of different levels. Therefore, there are many Dharma practices.
“He had to teach various different kinds of Dharma according to whether a student could understand him or not. Although he taught 84,000 the kinds of Dharma, they all included within these three Dharmas: 1) The teaching of the Four Truths; 2) The Two Truths; 3) And the Buddha nature.” It’s going deeper and deeper and more profound and more profound. So, people have to have a deeper wisdom to study further, to study all of this different kind of teachings. Everyone heard about Buddha nature and it’s very important Dharma. It’s something that we need to understand, we need to realize. But to understand and to realize that Buddha nature, we have to go through at least the teachings of the Four Truths. Otherwise, it’s difficult to really have the realization of that Buddha nature.
Of course, as a foundation of Dharma practice, we also need to go through the teaching of the Four Truths. And the book or the practice that we are studying includes all of these different meanings of the Dharmas here, like the Four Noble Truths and the Two Truths and the Buddha nature. Therefore, this book can be very useful. And also we can say that this is a very important [book]. It’s not because I wrote this book but because the meaning here, because this is a sort of simple way to introduce “The Words of My Perfect Teacher”, composed by Patrul Rinpoche. So, this book can be valuable, very useful for Dharma practitioners, who really have some karmas with this Linage and this practice.
So, the book that I’m asking people should use is “The melodious sound of the laughter of Vidyadharas of the three Linages – A brief explanation of the preliminaries for the Dzogchen Longchen Nyingthig” and translated by Peter Alan into English and lama Dat translated into Vietnamese. So, people just look through and read through. I think it’s maybe easier. I talked maybe too many times but I think that people should do that because I heard some people saying, “What kind of book Rinpoche are teaching on?” I heard that and then right now I’m asking everyone, “What kind of book are you using when I’m teaching to you? Do you do you have a book or not?” (holds up the book)
Every Buddhist at least has heard many times that there are 84,000 kind of Dharma that were taught by the Buddha very kindly to us, the people who are really fortunate. So, Buddha has done his part. His responsibility is to teach us and our part, our responsibility is to really study and to think of the meanings and to really put the meanings into our actions, into our lives, and into our Dharma practice. So, I think people, of course, understand that and people are trying. But still not enough, not enough being smart, being diligent and being clear understanding. Therefore, we need to study more, and we need to think more and we need to practice more.
We don’t spend much time, or I don’t go in very detail [talking about] the lineage part because it’s pretty clear here and some of the meanings here are pretty profound. And to understand that very profound and the deep meaning, the real meaning, we need to practice first. And we need to accumulate merits first, so we will be able to achieve realization of Buddha nature.
So, I have the copy of English and Tibetan together of this version of the book here. People support to publish this, and this published and John Crigler knows about the book and if you want to have English version, I think there are some books probably available. I’m not sure but probably most people need Vietnamese version. So, you need to ask the right people like lama Dat or I don’t know who. It must be somewhere.
“With the understanding of students divided into these three categories, there were therefore the teachings of the Hinayana, the Mahayana sutras, and the Mahayana Tantras.” Of course, we can say “Hinayana and Mahayana”. All the teaching includes these two yanas Hinayana and Mahayana, which includes the Tantrayana too. But this is a more clear way of saying that Secret Tantra or Vajrayana is also belongs to Mahayana. Usually, Tibetan Buddhism or the practice of Tibetan Buddhism includes everything. In this book there is a part of the Hinayana that like how to build renunciation, how to build the foundation of one’s practice. And then of course we need to develop our Bodhicitta to really achieve Buddhahood. Then also we practice Tantrayana because it’s a more profound and it’s a more easy, and quicker to achieve Buddhahood. Therefore, this book, or this kind of practice usually includes everything. Many people think that Tantrayana of Tibetan Buddhism is something very different from Sutrayana, but it is not. So, here, we go through Hinayana and Mahayana, Sutras and Tantras together for the Buddhahood.
“The principal students to whom he taught The Four Truths are categorized as those with lesser understanding.” There are many people who only practice Hinayana, andthey are called “lesser understanding.” They are not the very less understanding. There’re [those who are] even more “less understanding” than this kind of students. “There are many more who have even lesser understanding: those who are worldly, enjoy sensory pleasures …” I think this translation is not perfect. Because we’re talking about the people who think only the worldly dharmas or who really only enjoy sensory pleasures. They do not see that these worldly dharmas or the sensory pleasures will bring more suffering. But here says “are never good or happy – and on top of that bring suffering onto themselves.” I think this is not correct translation.
Here, what I wrote was these people even “lesser understanding.” These people do not understand the sensory pleasures will bring any suffering. They think these [things] are the best, these are very good, and very happy. That’s enough. “If I have these then I don’t need to have any more things. I only need these worldly dharmas or the sensory pleasures and that’s enough.” They think that way. But this translation is a little wrong. So, they don’t believe in the Dharma. Because Dharma, even any Dharma like that in Hinayana, also talks about the impermanence and any worldly dharma can be problem maker and can bring suffering. But those kind of people do not understand that and they do not believe in any Dharma. So that kind of people are even more “less understanding” than the people who only practice Hinayana. So, those who see worldly sensory pleasures are good and happy do not see that this brings suffering into oneself. That’s more correct meaning in the book. Then, Hinayana practitioners already see faults of everything in the world which can be the cause to bring sufferings into oneself. But these people do not see that, and they only see the worldly dharma is the best and it’s the best forever – that’s the only thing they want, the only thing they rely on. This kind of people are even “lesser understanding.” That’s what I tried to say.
“There are those who meditate primarily on the Four Truths, such as the truth of suffering is the nature of all phenomena in samsara. Nothing remains the same for even an instant, and when these evidence changes occur, this produces either happiness or unhappiness in the mind.” So, actually, our happiness or unhappiness is the mind, the feeling or the emotion in the mind. Happiness or unhappiness, really depend on the external causes, external things. If the external things going good, then we are happy, and if the external things going bad we’re unhappy. It produces emotions in our minds. So, the Hinayana really teaches us to not attach to things too much because they are not reliable, and they change all the time, and they can be problematic. They can be cause for us to be unhappy or happy. Of course, happiness is good but happiness has to base on understanding and the way we are happy or we are unhappy does not really base on understanding. That is only according to the situation so that is not a stable. Our mind is not stable, or not calm. It always maybe happy or maybe unhappy, and it’s always very being very emotional. So that’s something we don’t want. We want to have peace and to be happy, but with understanding. “Happy” means not too much negative emotions in the mind and the mind is being pretty quiet and pretty peaceful. That is what we want to achieve.
The essence of Dharma practice or the real power of the Dharma is to bring the natural happiness in the mind. Because the nature of the mind is peace, is a great emptiness. Since we don’t have that kind of realization, then we just follow the emotions. And if our minds depend too much on these circumstances then we are not [happy]. We are up and down too much because the external circumstances are always changing, instantly changing. Then maybe we are happy in the first minute, and the next minute we’re unhappy. If we depend too much on, for example family members, then when they are happy, they are sweet, they are this and that [only] then we are happy. When your mind always cares about external [things] too much then your mind is always not in peace, in great peace. So, the essential part of Dharma Practice is to realize that the natural part – nature of the mind, the great peace that’s in the mind all the time.
“There are those who primarily meditate upon emptiness: although appearances seem irrefutable when they are not examined or analyzed, their true nature is that none of them has any real existence as a specific nature of its own.” This maybe a little deep and maybe not easy to understand but we believe in things’ external appearances. If that looks good, then we think that is good. For example, if we believe in person who is pretending to be a very good person, anything he [does] is good. We see only the external part, the outer part. Then we also think because the external appearances all exist and are exactly like that. But if we examine to see how they exist then this is different. But most people do not do that, and they just think, “Oh, because of that appearances then that’s it! Oh, this is a house because the appearance is like a house. And this is a car because the external look is like a car.” So [we] only believe in the external look and we don’t try to see how the nature of that [is like]. But the Mahayana teaches how to understand phenomena, how they are, how they really exist. Then people who are seriously practicing Mahayana understand the nature of phenomena like emptiness. So that’s one part of one level.
“There are those who meditate primarily on the subtle mind.” “Subtle” means how it exists in the mind. “Objects of perceptions have never had an atom of true existence.” This is maybe difficult to understand because we believe things are real and there is a true existence of everything. But in fact, they’re not. They’re not like this, and therefore the mind cannot find anything to rest on. If you look carefully, or in a very profound way, or very middle way to find the existence of phenomena, you do not find anything. At the same time, we do not even find the mind – our mind. If you try to look at and look into your mind, if you try to find your mind, you don’t find your mind. It becomes empty “and therefore the mind cannot find anything to rest on”. Because everything is like empty. “Their natural absence of location is the purity and clarity of the nature of the mind.” So, this nature of the mind doesn’t find [any] things. The mind doesn’t find its the existence. That is the nature, and that is real, and that is also the purity of the mind. That is also the clarity of the mind, the nature of the mind. When the mind does not find it itself, that is the purity of the mind. So, “which is called the ‘Buddha nature’.”
The nature of the mind is called “Buddha nature”. When the mind does not find itself, that is the Buddha nature and it is a how to find the nature and “It is the basis for all phenomena of samsara and nirvana, and meditation on it is adorned by profound methods and instructions.” So, to really understand this Buddha nature or so-called the nature of the mind, it’s not easy and it’s even harder if you think. The more you think, the more you use your knowledge, you use your brain to see, the harder to find and to understand. Therefore, sometimes it’s too much for people and people do not even want to try to see the nature because it’s not easy to realize. But of course, Buddha nature is the base or the foundation for all the phenomena and Samsara and Nirvana. When you don’t understand Buddha nature then it is samsara. When you really realize the Buddha nature it is Nirvana.
“There are those who primarily meditate on the Dzogchen luminosity, which teaches that on reaching the limit of the practice of the subtle mind…” It’s a like different people or different teachings have different ways of understanding Buddha nature and different understandings how to meditate on. Sometimes, the very profound mind or very subtle mind that realize or meditates on the Buddha nature but the way that Dzogchen teaching teach is different. They say it is not be mind. So subtle mind and wisdom are different things. Dzogchen luminosity or awareness or Rigpa it’s not really using our knowledge but the natural wisdom. So that’s the limit of the practice of the subtle mind. Dzogchen doesn’t use any sort of knowledge and it’s a little difficult to be in that nature. So therefore, “there is said to not be ‘mind’ and a distinction is made between mind and intrinsic awareness.” That’s two different things. Then many other teachings Sutras and Tantras also talk about luminosity but the probably using sort of subtle mind to realize, to mediate. In Dzogpachenpo teaching [this] is limit or [it] criticize to meditate with the knowledge. So, this teaching makes it clear is the distinction between the mind and intrinsic awareness.
We need to try to understand and at the same time we have to practice a lot. We have to practice good actions and we have to make a lot of aspirations to really have a genuine realization of the Buddha nature. Of course, we are going through how to practice the accumulations and to practice how to develop a genuine devotion and of course, how to practice genuine Bodhicitta and how to practice Guru Yoga. All of these are very important factors, very important causes for us to have genuine realization on the Buddha nature. So, I wish and I persuade everyone that have daily practicing Dharma and making sometime to listen and making sometime to do homework, and making sometime to see one’s nature, nature of the mind. So, this is very important and it’s the main thing and it is the most important part of Dharma practice.
End of teaching on 19.02.2023
Transcript by Tri Minh Tara & Dieu Hue
Excerpt from MP 3 Hungkar Dorje Rinpoche teaching on 19.02.2023: https://drive.google.com/file/d/1RZkShPGXjEjt5H5iSYikysAVVy0T1NQj
________
Note:
[3] This is Hungkar Dorje Rinpoche’s 9th teaching on February 19, 23 on the book “The Melodious Sound of the Laughter of the Vidyadhars of the Three Lineages”. English version and the title have been sent to Rinpoche for approval.