Khi tâm ai đó cứ luôn trồi sụt không an ổn tức là pháp chưa điều phục được tâm họ
Hungkar Dorje Rinpoche [1]
Song ngữ – chép Anh dịch Việt
Bài số 13
Thông thường trước khi bắt đầu bất cứ một bài giảng nào hoặc những bài giảng đặc biệt nào thì người thầy đều nhắc nhở tất cả mọi người phải có động cơ tốt khi lắng nghe giáo lý, nghe với bồ đề tâm để việc nghe giáo lý trở thành đúng theo tinh thần Đại thừa và thực sự là thiện hạnh. Tuy nhiên, Thầy nghĩ rằng có lẽ ai cũng hiểu điều đó, vậy tất cả cần phải hướng tâm tới hữu tình chúng sinh để làm lợi lạc cho tất cả. Với động cơ này chúng ta lắng nghe giáo lý.
Vì tâm chí tín thành của chúng ta đối với chư Phật, với giáo Pháp, với đạo sư, với dòng truyền thừa, với tất cả những điều gì tích cực có liên quan tới sự kiện này, mà điều quan trọng là ta phải kiểm tra tâm mình để xem ta có lắng nghe với tâm tín thành không, hay ta nghe với tâm bàng quang, mù mờ, không có một hiểu biết rõ ràng, và chỉ ở đây cho có mặt mà thôi. Tóm lại, chúng ta phải kiểm tra xem tâm ta có thực sự trong sáng rõ, và tập trung vào việc lắng nghe giáo lý với động cơ tốt lành hay không.
Chúng ta đang nói về dòng truyền thừa và lịch sử của dòng truyền thừa này, về bản chất của Pháp Dzogpa Chenpo, của dòng truyền thừa Longchen Nyingthig. Thiên Tử Adhicitta là con trai trưởng trong số 500 người con trai sinh ra từ tâm của vị trời Bhadrapala. “Ngài có trí tuệ chói sáng một cách bẩm sinh về phân tích, thiền định và vân vân.” Adhicitta còn có tên là Anandagarbha.
Ngài Adhicitta là một vị tổ rất quan trọng của dòng truyền thừa. Ngài có các phẩm tánh thù thắng. Adhicitta có bốn giấc mơ – trong giấc mơ thứ nhất “tất cả chư Phật phóng ánh sáng khắp mười phương và sáu vị Phật Mâu ni bậc dẫn dắt chúng sinh hòa tan vào ngài.” Sáu vị Phật Mâu ni – chắc một số người trong các bạn biết còn một số khác thì không. Chúng ta thường nói về sáu cõi trong luân hồi thì sáu vị Phật Mâu ni này, giống như đức Phật Thích Ca trong cõi người, là những đấng dẫn dắt chúng sinh. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật, vị Phật Mâu ni trong cõi người.
Trong giấc mơ thứ hai, ngài thấy ngài nuốt Brahma, Vishnu và tất cả những vị trời rất hùng mạnh, vĩ đại này. Ngài nuốt tất cả các vị trời hùng mạnh này vào trong bụng.
Trong giấc mơ thứ ba, “ngài cầm mặt trời và mặt trăng trong hai tay và chiếu rọi khắp các thế giới.” Đây là một giấc mơ tốt. Không biết có ai có giấc mơ tương tự hay không (cười).
Và giấc mơ thứ tư, “một cơn mưa trút xuống từ các đám mây ngọc ngà châu báu khiến cho cỏ cây, hoa lá cùng đua nhau mọc lên và nở rộ khắp nơi.” Khi đó “đức Anandagarbha nói với vua trời Phạm Thiên – vua của các vị trời – về các giấc mơ của ngài và Phạm Thiên ca ngợi ngài với những lời như sau.”
“Emaho!” Khi vị trời Phạm Thiên nghe về giấc mơ của Anandagarbha, vị trời Phạm Thiên đã rất kinh ngạc và tán thán ngài bằng cách nói “Kỳ diệu thay!” “Emaho” là một cách để tán thán những người khác. Vua trời Phạm Thiên nói: “Emaho! Ngài có những giấc mơ vĩ đại.”
“Emaho!”
Ngài là bảo trang kỳ diệu của cõi trời;
Là Pháp đăng sáng soi thế giới, Pháp vương của thập địa;”
Tóm lại, vua trời Phạm Thiên nói với đức Anandagarbha rằng “ngài là một hiện thân vĩ đại của chư Phật và Chư Bồ Tát. Ngài là ngọn đèn tối thượng cho thế giới, là hiện thân của chư Phật và chư Bồ tát của ba thời [hạ thế] vào một thời kỳ khi mà giáo lý tâm yếu vô dụng công sẽ xuất hiện.” Giáo lý tâm yếu vô dụng công có nghĩa là giáo lý Dzogpa Chenpo, giáo lý Longchen Nyingthig. Các giấc mơ của ngài là những dấu hiệu [báo trước] rằng dòng pháp Dzogchen sẽ xuất hiện.
Như vậy là vua trời Phạm Thiên tán thán ngài Anandagarbha và đồng thời cũng giải thích ý nghĩa của các giấc mơ. Trong giấc mơ thứ nhất, tất cả chư Phật phóng chiếu ánh sáng khắp mười phương và 6 vị Phật Mâu Ni dẫn dắt chúng sinh hòa tan vào ngài Adhicitta. Đó là “một dấu hiệu ngài sẽ đạt được sự chứng ngộ của tất cả chư Phật và trở thành sứ giả của chư Phật.” Giấc mơ thứ nhất là về sự chứng ngộ của ngài Adhicitta – ngài sẽ đạt được sự chứng ngộ vĩ đại của tất cả chư Phật.
“Sứ giả” có nghĩa là ngài Adhicitta sẽ trở thành một đấng giác ngộ quan trọng, đại diện cho tất cả chư Phật để trao truyền giáo pháp Dzogchen vô dụng công.
Trong giấc mơ thứ hai, ngài nuốt vua trời Phạm Thiên, Vishnu và tất cả các vị trời khác – đó là một dấu hiệu rằng ngài sẽ chiến thắng tất cả ma vương và đoạn diệt tam độc.
Một giấc mơ rất tốt (cười). Và ý nghĩa của giấc mơ thứ ba là ngài cầm mặt Trời và mặt Trăng trong tay, soi sáng khắp cả hằng hà sa thế giới. Đó là một dấu hiệu cho thấy ngài sẽ trở thành một ngọn đèn, một vầng mặt trời của giáo lý, xua tan bóng đêm trong tâm các đệ tử của ngài.
Ý nghĩa của giấc mơ thứ tư. “Một trận mưa châu báu trút xuống, khiến cho cỏ cây hoa lá đua nhau nở rộ.” Giấc mơ thứ tư là dấu hiệu cho thấy ngài sẽ trị những cơn phiền não với cam lồ tự nhiên của Giáo pháp Atiyoga và tự nhiên viên thành quả vị của Tối thượng Du già vô dụng công.”
Ý nghĩa của bốn giấc mơ này có liên quan tới giáo lý Dzogpa Chenpo. Đức Adhicitta là một vị tổ rất quan trọng và ngài sẽ khởi lập dòng truyền thừa Dzogpa Chenpo. Bởi vì ngài có những thiện đức đặc biệt, có sự chứng ngộ thâm diệu, và đặc biệt ngài đã có đủ tất cả những phẩm chất và điều kiện cần thiết để thiết lập và hoằng truyền dòng giáo pháp Dzogpa Chenpo.
“Khi đó tất cả chư Phật của ba thời cùng tụ hội và đồng thanh thỉnh cầu Đức Vajrasattva vinh quang truyền dạy pháp Đại Viên Mãn vinh quang. Đức Vajrasattva vinh quang nói với Đức Kim Cang Thủ vinh quang:
Xin hãy truyền dạy cho tập hội này
mật nghĩa của Tuệ Giác bất nhị,
Phật quả bổn lai vô công, vô hạnh,
đạo lộ có tên là Trung Đạo.”
Như vậy là ngài Adhicitta có 4 giấc mơ và ngài đã có linh kiến rằng giáo Pháp Dzogpa Chenpo sẽ xuất hiện. Và xét theo những dấu hiệu thì Giáo Pháp Dzogpa Chenpo sẽ được hoằng truyền rộng rãi. Vậy là tất cả chư Phật của ba thời cùng tụ hội và bàn xem các ngài có thể thọ nhận giáo lý Dzogpa Chenpo như thế nào. Các ngài nói: “Có lẽ là đức Vajrasattva, ngài là bậc vĩ đại nhất. Ngài là bậc có thể truyền dạy giáo pháp Dzogpa Chenpo.” Và họ thỉnh cầu đức Vajrasattva ban truyền cho họ pháp Đại Viên Mãn. Khi đó đức Kim Cang Tát Đỏa nói: “Ồ, có lẽ không phải là tôi, có lẽ là đức Vajrapani, xin hãy ngài ban truyền giáo pháp đó.” Đức Vajrasattva chỉ vào đức Kim Cang Thủ.
Những dòng này cho thấy đức Vajrasattva đã thỉnh cầu đức Vajrapani truyền dạy giáo pháp Dzogpa Chenpo cho chư Phật Mâu Ni như thế nào. Ý nghĩa của Dzogpa Chenpo là “ý nghĩa bí mật của Tuệ Giác bất nhị,/ của Phật quả bổn lai vô công, vô hạnh,/ đạo lộ được gọi là Trung Đạo.” Đây là lời mô tả giáo lý Dzogpa Chenpo và lời đức Vajrasattva khẩn cầu đức Vajrapani truyền dạy cho tập hội giáo lý vĩ đại này. Khi đó đức Vajrapani phát thệ nguyện sẽ nghiên cứu giáo lý Dzogpa Chenpo từ các vị Phật khác để truyền dạy lại. Ngài nói rằng:
“Hỡi Vajrasattva, ngài như hư không bao la!
Giáo lý này siêu vượt cả ngôn và hạnh,
nên sẽ rất khó khăn để tôi có thể diễn bày.
Nhưng tôi sẽ bằng mọi cách giải thoát các yogi này
để những ai chưa chứng ngộ sẽ đạt chứng ngộ
nhờ ý nghĩa bằng ngôn từ tôi chỉ bày cho họ.”
Dường như lúc đó đức Vajrapani chưa thành tựu pháp Đại Viên Mãn và ngài muốn nghiên cứu nhiều hơn, thực hành nhiều hơn. Và tất nhiên Dzogpa Chenpo hay bản tâm là siêu vượt lên ngôn từ và hành động. Vì vậy, đức Vajrapani nói rằng: “sẽ rất khó khăn để tôi có thể diễn bày/ nhưng tôi sẽ bằng mọi cách giải thoát các yogi này.”
“Rồi đức Vajrapani học toàn bộ yếu nghĩa của các chỉ giáo bí mật, thâm diệu của Atiyoga vô dụng công, siêu vượt nhân quả, từ các bậc thiện thệ Vajraguhya và vô lượng các ngài khác thuộc Kim Cang bộ ở phía đông.” Điều đó có nghĩa đức Vajrapani đã học giáo lý thâm diệu Dzogpa Chenpo từ chư Phật mười phương hoặc năm phương; [trước hết] từ Kim Cang bộ ở phía đông.
Và đó là cách mà đức Vajrapani đã học giáo lý Dzogpa Chenpo “từ Ratnapada và vô lượng các vị Phật khác thuộc Bảo sanh bộ ở phía Nam, từ Padmaprabha và vô lượng các vị khác thuộc Liên Hoa bộ ở phía tây, từ Siddhabhasa và vô lượng các vị khác thuộc Nghiệp bộ ở phía bắc và từ Vairocana và vô lượng các vị khác thuộc Phật bộ ở trung tâm. Như vậy là ngài đã đạt tới tri kiến bí mật của chư Phật khắp mười phương.”
Đó là câu chuyện về đức Vajrapani đã học giáo lý Dzogpa Chenpo như thế nào và ngài đã đạt tới tri kiến của Dzogpa Chenpo như thế nào.
Bây giờ thì tất cả mọi người đã hiểu rõ lịch sử này phải không? Có quá phức tạp không? Hay là dễ hiểu? Thầy nói “khá” là mênh mông bởi vì lịch sử này có thể rất sâu, rất rộng nhưng đây là một cách rất đơn giản và ngắn gọn kể lại lịch sử này. Và nó cũng bao gồm tất cả những phần cần thiết của lịch sử dòng truyền thừa.
Có việc đột xuất vì vậy Thầy phải dừng ở đây. Thầy hi vọng rằng mọi người đều vui vẻ và mọi việc đều ổn. Hãy nghĩ về Pháp trong suốt mỗi ngày trong cuộc sống và Pháp có thể là điều gì đó hữu ích, lợi lạc cho bạn, cho gia đình các bạn. Bởi vì Pháp có lợi ích cho cuộc đời của các bạn nên chúng ta cần phải thực hành. Chúng ta cần phải sử dụng, cố gắng sử dụng, cố gắng tư duy quán chiếu, cố gắng nhớ những điều quan trọng. Khi các bạn có một điều gì đó khó khăn phải đối mặt thì đây là thời điểm tốt nhất để nghĩ về ý nghĩa của Pháp. Thông thường thì người ta không thể nghĩ đến ý nghĩa của Pháp vào những thời khắc khó khăn của mình. Vì vậy, Pháp không thực sự hữu ích. Nhưng nếu các bạn có thể nghĩ, có thể thực hành Pháp vào lúc các bạn rất cần Pháp[2] thì đây là điều rất bổ ích rất thực tế.
Chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa của Pháp, bản chất của Pháp là an bình, là đại an bình. Ý nghĩa của thực hành Pháp là để thực hành an bình, để an lập được nhiều an bình trong tâm của mình, trong tim của mình. Nếu một người thực hành Pháp và thường xuyên có được an bình thì người đó đang thực hành tốt, rất tốt. Nếu một người cứ để tâm khi thăng, khi trầm, khi buồn, khi vui, không bình ổn thì điều đó có nghĩa là Pháp không thực sự điều phục được tâm họ. Vì vậy, chúng ta phải cố gắng để bình tĩnh hơn, an hòa hơn, từ bi hơn và chính vì vậy mà chúng ta cần phải thực hành pháp nhiều hơn. Nếu chúng ta đã rất an bình và rất từ bi rồi thì chúng ta cũng không cần tới Pháp. Nhưng chúng ta không an bình, chúng ta không từ bi mà thực ra thì chúng ta khá là hẹp hòi, xấu bụng với những người khác, với nhau và đôi khi với chính mình. Vì vậy chúng ta cần phải thực hành pháp nhiều hơn để có hiểu thể hiểu được cái gì là cần thiết, để trở thành một người an bình, một người tốt, có hiểu biết. Tóm lại chúng ta cần Pháp.
Hết bài giảng 14.05.2023
Việt dịch: Hiếu Thiện (Lotsawa)
Bản tiếng Anh do Trì Minh Tara & Diệu Huệ chép từ MP 3 bài giảng ngày 14.05.2023:
https://drive.google.com/file/d/1U3y1crHMePa97BytPYCZHi55Ttn-tYJa
Kỹ thuật: Minh Hiền
____________
Chú thích:
[1] Đây là bài giảng thứ 13 ngày 14.05.23 của Hungkar Dorje Rinpoche về cuốn sách “Điệu Cười Trì Minh Vương của Ba Dòng Truyền Thừa”. Bản tiếng Anh và tựa đề đã gửi Rinpoche duyệt.
[2] Tức lúc khó khăn
IF ONE IS ALWAYS UP AND DOWN, NOT STABLE –
THAT MEANS DHARMA IS NOT REALLY WORKING[3]
Hungkar Dorje Rinpoche
Dharma Talk 13
Usually, at the beginning of any teaching or special teachings, the teacher reminds everyone to have a good motivation to listen to the teachings with development Bodhicitta so that the listening of the teaching became Mahayana or good real actions, but I think people probably understand that reality and people should think about all sentient beings, to benefit all sentient beings. For that reason, people should listen to the teachings.
This is because one’s devotion to Buddhas, to the teachings and to the teacher, and to the lineage and to every positive thing that are related to the event, so it’s important to check one’s mind if one is listening with faith or devotion or your mind is sort of dumb or fuzzy or maybe no specific understanding, just to be in there. So, we have to check your mind and make sure that our mind is clear, sort of focusing on the teachings and with the good motivation.
So, we were talking about the Lineage and the history of this Lineage, the nature of Dzogpa Chenpo or Longchen Nyingthig lineage. The Deva Adhicitta was the oldest of the 500 mind-born old sons of deva Bhadrapala. “He had the innate brilliance of analysis, meditation, and so on.” And this is Anandagarbha also known as Deva Adhicitta.
So, this is Adhicitta, very important Lineage Master. He was very qualified, and he had dreamed four great dreams. In his first dream: “All the buddhas emanated light rays into the ten directions and the six Munis that guide being merged into him.” So, 6 Munis, some of you probably know and some do not know but we usually talk about 6 realms: in Samara, there are 6 realms. There are 6 Munis, six Buddhas that are like in the human realm. The Muni of Human realm is the Buddha Shakya Muni and in each of the six realms, there’s a Buddha to benefit all the sentient beings.
In the second dream, he dreamed that he swallowed Brahma, Vishnu, and all these great and very powerful Devas. He swallowed all of these powerful devas into him.
The third one is “He grasped the sun and the moon in his hands and filled all worlds with light.” It’s a good dream, any anyone dreams similar to this one? (laugh).
And the 4th dream, “A rain fell from clouds of jewels, causing plants, trees, and flowers to grow simultaneously in every world.” Then “Anandagarbha told Brahma, the lord of the Devas, about his dreams, and Brahma praised him with these words.”
“Emaho!” When Brahma heard about the dream that Anandagarbha told him, Brahma was amazed and praised him, saying “Emaho!” “Emaho” is a positive way of praising others. So, Brahma said: “Emaho! You had great dreams.”
“Emaho!”
You are a great wonder, you are adornment of paradise;
A supreme lamp for the world, the lord of the ten Bhumis;”
So, Brahma was saying to Anandagarbha that “you are a great emanation of Buddhas and Boddhisattvas. And also, you are a supreme lamp for the world, a emanation of Buddha and Boddhisattva of three times; in the time when the effortless essential teaching will appear.” So, the essential or effortless teaching means Dzogpa Chenpo teachings, Longchen Nyingthig Teachings. So, the dreams he is having symbolized the Dzogchen will appear.
So, Brahma praised him, at the same time he explained the meaning of the dreams that he had. In the first dream, all the Buddhas emanate light rays into the 10 Directions and the six Munis that guide being merged into him, into Adhicitta. It was “a sign that he would attain the realization of all the Buddhas and become their regent.” The meaning of the first dream is about his realization, he would attain great realization, realization of all the Buddhas.
And “regent” means that Adhicitta will be a very important regent or very important enlightened being that represents all the Buddhas to grant the effortless teachings of Dzogpa Chenpo.
The meaning of the second dream that his swallowing of Brahma, Vishnu and all other devas was a sign that he would overpower all maras, clearly destroying the three poisons.
Very good dream (laugh) and the meaning of the third dream he had was that he grabbed the sun and the moon in his hand and filled all worlds with the light. So, it was a sign that he would be a lamp or would be some like the sun of the teachings and dispel darkness from the minds of his students.
The meaning of the 4th dream. “A rain fell from clouds of jewels, causing plants, trees, and flowers to grow…” The 4th dream was a sign of afflictions with the self-arisen amrita of the Atiyoga and spontaneously accomplish effortless result of the Atiyoga-yana.
The meanings of these four great dreams are related to the teachings of Dzogpa Chenpo and Adhicitta – a very important Lineage Master, and he will begin the lineage of Dzogpa Chenpo because he had this special quality, special and very profound realization, and he would accomplish all necessary qualities and conditions to establish or to spread the Lineage of the Dzogpa Chenpo.
“Then all the buddhas of three times gathered together requested glorious Vajrasattva to teach the glorious Great Perfection Dharma. The glorious Vajrasattva said to glorious Vajrapani:
Teach to this gathered assembly
The secret meaning of non-dual wisdom,
Effortless, action-less, primordial Buddhahood,
The path renowned as the Middle Way.”
Now the Adhicitta had these four great dreams, and he had the visions that the Great Dzogpa Chenpo teachings will appear. Then because of this great sign the Dzogpa Chenpo teaching would be spread. So, all the Buddhas of the three times gathered together and discussed how they can receive the teachings of this Dzogpa Chenpo. And they said, “Maybe Vajrasattva, you are the great glories. You’re the one who can teach Dzogpa Chenpo teaching”, and they requested the glorious Vajrasattva to teach them perfection Dharma. Then Vajrasattva said “Oh, maybe not me, maybe you Vajrapani, you teach that.” And he pointed Vajrajani to teach.
So, this is foreword state how Vajrasattva requested Vajrapani to teach Dzogpa Chenpo to the gathered Munis. The meaning of Dzogpa Chenpo teaching is “the secret meaning of non-dual wisdom, effortless, action-less, primordial Buddhahood, the path renowned as the Middle Way” … So, this is the description of Dzogpa Chenpo teaching and Vajrasattva’s request for Vajrapani to teach that great teaching. Then Vajrapani promised to study Dzogpa Chenpo teaching from other Buddhas, then to teach, saying:
“Vajrasattva, who is like great space!
As this is beyond the scope of words and conduct
It will be difficult for me to describe it.
But I shall bring liberation to the yogis by any means,
So that those without realization will gain realization
Though my indicating the meaning through words.”
It seems at that time, Vajrapani did not have the realization of the Great Perfection and he would like to study more, practice more. And of course, it’s a Dzogpa Chenpo teaching or the nature of the mind, beyond the scope of words and conducts so it will be difficult for anyone to describe the meaning of Dzogpa Chenpo. Therefore, Vajrapani also said “It would be difficult for me. But I will bring liberation to the yogis by any means.”
“Then Vajrapani learned the entire quintessence of the profound, secret instructions of the effortless Atiyoga, which transcends cause and effect, from Tathagata Vajraguhya and countless others of the Vajra family in the east.” So, it means Vajrapani learned the profound teachings of Dzogpa Chenpo from Buddhas from 10 directions or 5 directions; from Vajrasattva Family from the East.
So that’s how Vajrapani learned the Dzogpa Chenpo teachings “from Ratnapada and countless others of the Ratna family in the south, from Padmaprabha and countless others of the Padma family in the west, from Siddhabhasa and countless others of the Karma family in the north, and from the Vairocana and countless others of the Tathagata family in the center. He thus obtained the secret of the view of the jinas in the ten directions.”
That’s how Vajrapani learned Dzogpa Chenpo teaching and how he obtained the view of the Dzogpa Chenpo teaching.
So, everyone is clear about this history? Is it too complicated? or it’s OK to understand? The meaning can be pretty vast. I say “pretty” means that this history can be very deep and very large, but this is just very simple and short way of writing the history. And it’s kind of including all the necessary parts of the history of the lineage.
Something came up. So maybe I have to stop here, and I hope everyone is happy and doing good. Think about the meaning of Dharma in your daily life and that Dharma might be something really useful and something beneficial to you, to your life, to your family. Also because of that, because Dharma is useful to your life, we have to practice. And we have to use, try to use, try to think, try to remember what is necessary. When you have something, maybe not easy to face, to go through. That time is the best time to think about the meaning of Dharma. Usually, people are not able to remember the meaning of Dharma when it’s a sort of rough time so the Dharma is not very useful; but if you are able to remember and practice when you need then Dharma is very useful and very practical.
We must understand the meaning of nature of Dharma is peace, great peace, and the meaning of practicing Dharma is to practice peace, to earn or to establish more peace in one’s mind, in one’s heart. If one is practicing that Dharma and is peaceful all the time then that one is doing very good with Dharma practice. If one is always up and down, happy and unhappy, not stable, that means Dharma is not really working. So, we have to try to be more calm, more peaceful, more compassionate. So, we need to practice Dharma more. If we were already very peaceful, very compassionate, we didn’t need Dharma. We were or we are not peaceful. We are not compassionate. Actually, we are pretty, pretty mean to others, to each other and sometimes to oneself as well. Therefore, we need to practice Dharma more so that we understand what is the necessary for yourself to be peaceful and to be a good man or a good woman to be understanding. So, we need the Dharma.
End of teaching on 14.05.2023
Transcript by Tri Minh Tara & Dieu Hue
Excerpt from MP 3 Hungkar Dorje Rinpoche teaching on 14.05.2023:
https://drive.google.com/file/d/1U3y1crHMePa97BytPYCZHi55Ttn-tYJa
___________
[3] This is Hungkar Dorje Rinpoche’s 13th teaching on May 14, 23 on the book “The Melodious Sound of the Laughter of the Vidyadhars of the Three Lineages”. English version and the title have been sent to Rinpoche for approval.