Nhưng Rốt Cuộc Tất Cả Những Thứ Này Chỉ Là Một Canh Bạc Thua Lỗ Nặng

Bài giảng Hungkar Dorje Rinpoche[1]

29.01.23, Zoom

Song ngữ – chép Anh dịch Việt

Bài số 7­­

 

 

Chúng ta phàn nàn (cười) về tất cả mọi người rất nhiều nhưng chúng ta có lý do để nói về những gì sai trái. Nếu chúng ta không biết cái gì là sai thì khi đó chúng ta cũng sẽ không biết được cái gì là thật, cái gì là Pháp đích thực. Chính vì vậy mà Thầy đã dạy các bạn cách tu sửa tâm để thấy được nhiều sai trái đang xảy ra trong cộng đồng Phật giáo khắp nơi trên thế giới trong đó có Tây Tạng. Theo Thầy, tất cả đều rất cần phải chú ý đến những vấn đề này. Và khi nhìn thấy lỗi lầm trong hành động của những người khác thì chúng ta phải tự xem xét để thấy chính bản thân mình cũng có những vấn đề, những lỗi lầm như vậy hay không. Và việc tự quán chiếu đó chính là cách để ta thật sự hiểu và biết bản thân mình đang tu hành chân thật hay không. Vì lý do đó mà Thầy đã đề cập tới, đã chỉ ra rất nhiều, rất nhiều, rất nhiều các vấn đề bất ổn có liên quan tới Phật giáo ngày nay.

“Những người bình thường không được tự do thoát khỏi những chuỗi vọng niệm liên tục [khởi trong tâm] nhưng họ không có lỗi về điều đó bởi vì họ không biết gì về bản chất của nhân duyên tương sinh. Thế nhưng có những người luôn nhắc đi nhắc lại những chữ nhân duyên tương sinh và chân tánh của tâm cho những người khác với suy nghĩ đầy kiêu căng, tự phụ rằng họ rõ biết tánh của tâm là gì. Cho dù nếu bạn nghĩ rằng điều đó không xấu, thì cũng làm sao mà có thể nói rằng nó tốt được?” Đây là nói về những vị đạo sư Phật giáo hoặc các hành giả Phật giáo, những người nghĩ rằng họ có những cái kiến rất là cao, rằng họ đã đạt tới cái kiến thậm thâm vi diệu, nhưng trên thực tế thì không. Tại sao? Bởi vì nếu đó là một cái nhìn thanh tịnh thì nó sẽ giúp cho người ta thấy tất cả mọi thứ một cách thanh tịnh chứ không phải là thấy rất nhiều điều tiêu cực về người khác và nghĩ: “Tất cả mấy truyền thống đó đều sai, mấy dòng phái đó đều sai.” Ví dụ, ở Tây Tạng có nhiều xung đột và cạnh tranh giữa các truyền thống Phật giáo Tây Tạng khác nhau. Họ phê phán lẫn nhau và họ cho rằng truyền thống của họ là tốt nhất, là quan trọng nhất. Họ trở thành những người có tư tưởng bè phái. Điều đó không tốt bởi vì cái nhìn đúng đắn sẽ đem lại cho mình trí tuệ chân thật để nhìn thấy tất cả mọi người đều bình đẳng và nhìn thấy mọi thứ đúng đắn. Khi bạn không có cái kiến đúng đắn thì điều này sẽ dẫn đến nhiều bất ổn và tiêu cực.

Đạt tới sự chứng ngộ đích thực, chứng ngộ cao là một việc rất khó khăn đối với những người được gọi là geshe hay những bậc, những vị đạo sư cao trọng. Và tất nhiên, đối với những người bình thường để đạt tới sự chứng ngộ cao, đích thực cũng là điều rất khó khăn. Vì vậy điều này là rất khó khăn đối với cả hai nhóm người: những người đặc biệt, hay những người được gọi là có vị trí cao trọng, và những người bình thường. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu sự thật này và phải suy nghĩ đúng đắn, công phu thiền định đúng đắn, tinh cần để có được sự chứng ngộ đích thực. Nếu chúng ta quan sát kỹ lưỡng thì chúng ta sẽ thấy rằng “Cả hai, chúng ta và họ đều vẫn còn sự ham thích đối với thế giới này, và xét theo cái nhìn của Pháp chúng ta vẫn còn tham và sân. Nhưng những người bình thường không có lỗi lầm “kiểu kết quả phụ”[2] nảy sinh do chạy theo những hoạt động thế tục trong khi mình đang ở những vị trí có quyền lực.” Chúng ta, bao gồm cả bản thân Thầy, hành động trong vị thế của một đạo sư và có một tước hiệu đặc biệt; vì vậy, chúng ta phải rất cố gắng để tự hoàn thiện mình, để trở thành một hành giả ngày càng chân tu hơn so với những người bình thường. Bởi vì nếu chúng ta không nỗ lực để làm như vậy thì những lỗi lầm, những sai sót của chúng ta sẽ trở nên lớn hơn so với những lỗi lầm của những người bình thường. Bởi vì những người giống như Thầy – chúng tôi đang sử dụng Pháp để dẫn dắt mọi người, làm cho cuộc sống của họ tốt hơn, có lợi lạc hơn. Do đó, chúng tôi phải là người lãnh đạo tốt hơn, người lãnh đạo thanh tịnh hơn.

Thầy nghĩ rằng điều này là sự thật bởi vì tất cả mọi người đều có những công việc và trách nhiệm khác nhau nhưng khi nói về việc thực hành Pháp thì tất cả đều phải cố gắng để ngày càng trong sạch hơn, chân thực hơn và chân thành hơn đối với Đạo Pháp. Bởi vì nếu chúng ta không hết sức cố gắng để hoàn thiện mình thì điều đó sẽ làm hại cho Phật giáo và những người không phải Phật tử sẽ có cách nhìn tiêu cực về Phật giáo. Tất nhiên, Pháp là thanh tịnh, Pháp là chân thật nhưng ở đây vấn đề là do con người. Con người không thanh tịnh, con người không làm theo những lời chỉ dạy một cách đúng đắn, con người đôi khi lạm dụng Pháp để mưu lợi cá nhân và đây là tai họa. Thầy biết rằng những người như các bạn, đa số các bạn không như thế bởi vì các bạn, có lẽ không có loại tham luyến đó. Các bạn không mong muốn như vậy, các bạn muốn làm những người bình thường, những hành giả bình thường; nhưng những người như Thầy, cũng có thể là như lama Đạt hay Lotsawa (Hiếu Thiện – LND)… bởi vì chúng tôi làm việc, chúng tôi sử dụng Pháp và Pháp có thể trở thành một công cụ để trục lợi cho cá nhân mình. Khi đó điều này rất nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta là những người thực sự cần phải tu luyện tâm để trở nên tốt hơn, trong sạch hơn và chân tu hơn.

Đây là điều mà chúng ta phải rất cẩn trọng. Pháp chỉ dành cho giải thoát. Pháp thanh tịnh là Pháp, pháp thế gian không phải là Pháp. Nếu chúng ta sử dụng Pháp cho đời sống của mình như hiện nay người ta làm – cho những thứ thuộc về thế gian như danh, lợi và vân vân – thì Pháp trở thành thuốc độc. Cách mà chúng ta sử dụng Pháp như thế chắc chắn sẽ có hại. Nó sẽ tạo nên nhiều nhân duyên để đưa tới bất hạnh trong tương lai và đồng thời cũng làm hại người khác bởi vì nó khiến họ có cái nhìn sai lạc, bất tịnh đối với Pháp Phật. Họ sẽ nghĩ “Ồ, Pháp là như vậy phải không? Ồ, cũng giống y như những người khác cố đạt được gì đó trong đời này thôi.” Vì vậy, những người tu nói chung và những người có trách nhiệm trong các cộng đồng, các tổ chức, các nhóm Phật tử nói riêng cần phải hiểu điều này. Phải cố gắng điều phục tâm mình trước khi muốn làm việc vì người khác. [Hoặc] ít nhất là cùng một lúc. Làm Phật sự có nghĩa là phải cố gắng điều phục tâm mình trước hết và điều phục tâm người khác. Đây chính là cách đúng đắn để phụng sự Phật Pháp.

“Đó là lý do tại sao các vị đứng đầu các truyền thống Phật giáo và các tổ chức Phật giáo giống như lừa đội lốt báo.” (cười). Tất nhiên, đây là một cách nói tiêu cực nhưng có nhiều người như vậy. Pháp cao quý và [những người đứng đầu] các truyền thống Phật giáo, tổ chức Phật giáo không giống nhau: bên ngoài và bên trong khác nhau. Có thể bên ngoài, họ đứng đầu một truyền thống, một tổ chức Phật giáo, nhưng bên trong, có thể rất nhiều ý nghĩ tiêu cực, bám chấp vào cái ngã của mình, truyền thống của mình, những người của mình. Đôi khi họ tạo nên những bất ổn lớn, chướng nạn lớn, hủy diệt sự hòa hợp trong chính truyền thống, trong chính tổ chức [của mình]. Và điều này hủy diệt lực gia trì của Pháp Phật, sức mạnh của Pháp. Đó là kết quả của những hành động không tốt, do tâm địa và cách nhìn, do hành vi ứng xử không tốt của họ. Điều này xảy ra rất nhiều ở khắp mọi nơi. Tất nhiên, chúng ta nhìn thấy rất nhiều vấn đề trong các cộng đồng Phật giáo khắp nơi trên thế giới. Có rất nhiều sự cạnh tranh, có rất nhiều chính trị trong Pháp giữa các truyền thống và bên trong mỗi tổ chức. Mọi người tranh đấu lẫn nhau, cạnh tranh với nhau, có những ý nghĩ đố kỵ và vân vân. Vậy nên lý do để chúng ta thực hành Pháp là để giải quyết loại vấn đề này; nó được tạo nên do những suy nghĩ tiêu cực. Nếu chúng ta không nỗ lực một cách đúng đắn để điều phục và đoạn diệt những loại ý nghĩa tiêu cực thế này thì không có lý do gì, không có ý nghĩa gì để nghiên cứu Phật Pháp và thực hành Pháp.

Chúng ta không muốn làm người tu giống lừa đội lốt báo (cười). Chúng ta muốn làm một con báo thật, bên trong là báo và bên ngoài cũng là báo, không phải bên trong là lừa mà bên ngoài lại giống cọp. Đa phần thời gian chúng ta là như vậy. Chúng ta đã gieo những hạt mầm khó mà diệt trừ sạch. Khi chúng ta không thể nhận ra rằng ta là như vậy, ta lúc nào cũng như vậy, thì sẽ rất khó để nhận ra được vấn đề này, rất khó để thay đổi tâm. Chúng ta sẽ sống suốt cuộc đời như vậy – làm con lừa đội lốt báo suốt cả đời mình. Theo Thầy, đây là mất mát lớn, là sai lầm lớn, lớn, lớn. Vì vậy, chúng ta phải tỉnh giác về cái gì là Pháp thật và cái gì không phải là Pháp thật. Nếu chúng ta không biết cái gì là tốt thì chúng ta cũng không hiểu cái gì là xấu. Và khi đó chúng ta không có đủ sức mạnh để thay đổi, có đúng không? Chúng ta thường nghĩ rằng mình ổn, chúng ta tốt. Đây thực sự là một vấn đề trong cách nhìn của chúng ta. Trong thời đại này, khoa học đạt được nhiều tiến bộ, sự dư thừa của cải vật chất giống như một đại dương lớn đang ngày càng phồng lên, bành trướng. Con người sống suốt đời giữa những của cải vật chất, nhưng do lòng tham mà trong tâm họ sinh khởi muôn cuộn sóng của đau khổ, sợ hãi, bất hạnh và phiền não kéo dài bất tận. Nếu chúng ta không có chứng ngộ, không có trí tuệ tốt để giải quyết các khó khăn khi nó xuất hiện, nếu chúng ta không thể hiểu được Pháp chân thực, chúng ta sẽ gặp nhiều vấn nạn trong một xã hội rất phát triển [về vật chất]. Khi đó chúng ta là như thế này: rất nhiều đau khổ, sợ hãi, tai ương làm tâm tán loạn và hủy diệt an bình trong tâm ta. Chúng ta lúc nào cũng khổ, lúc nào cũng giận dữ. Chúng ta giận dữ với con người, với xã hội, với tất cả mọi thứ bởi vì ta không có cách hiểu đúng, không có đạo hạnh tốt, không có hành vi tốt. Tất nhiên, mọi thứ đều do nhân duyên, có phải không? Nếu chúng ta tạo nên những nhân duyên không tốt, rất nhiều bất hạnh và tiêu cực sẽ xảy ra trong cuộc sống của chúng ta ngay bây giờ.

“Họ đặt lòng tin và hi vọng vào của cải vật chất và bằng hữu vân vân, nhưng điều đó sẽ hủy diệt an bình trong tâm.” Nếu chúng ta đặt lòng tin vào những thứ này quá nhiều – của cải vật chất và thân hữu – thì đây có thể là vấn nạn. Chúng ta cần đặt lòng tin và nương tựa vào Pháp chân thật để giữ cho tâm được an bình. Còn khi chúng ta đặt lòng tin và hi vọng vào cuộc cải vật chất, thân bằng quyến thuộc quá nhiều thì đó sẽ là vấn nạn và nó hủy diệt an bình trong tâm. Khi chúng ta dùng Pháp như một công cụ để trục lợi cho mình, để kiếm lợi lộc cho bản thân thì pháp không còn là Pháp thật. “Pháp” đó không có sức mạnh để tạo nên an bình trong tâm mà trái lại nó hủy diệt an bình.

“Khi chúng ta nhận ra bản chất của vấn nạn này thì nó giống như một vũ điệu lừa bịp buồn thảm, như một nỗi nhục bi ai. Giống như ta ở một mình trong ngục tối, không có ai để nương tựa. Khắp mọi nơi chúng ta thấy mọi người ai cũng đều đang oằn vai dưới gánh nặng khủng khiếp của [trò chơi] đượcmất này.” Đây là sự thật; nếu chúng ta cứ cố thành công theo cách chạy theo các pháp thế gian, vì kiếp sống này, thì kết cục của chúng ta sẽ rất bi thảm. Nó (việc chạy theo pháp thế gian – LND) không đem đến kết quả tốt đẹp. Lối sống đó chẳng có gì đáng tin cậy cả, nên nó giống như một vũ điệu lừa bịp, bi ai, một nỗi nhục thê thảm, bởi vì chúng ta sẽ hai bàn tay trắng ở chung cuộc; chúng ta sẽ mất tất cả khi ra đi. Mặc dầu chúng ta có quyền lực, nổi danh và có chút của cải nhưng chúng ta mất tất cả khi chết – mất tất cả cùng một lúc. Không những như thế, chúng ta sẽ phải trải qua rất nhiều đau khổ bởi vì cái kiến sai lạc và hành sai lạc của ta. Hơn thế nữa, bởi vì chúng ta đã [chìm ngập] quá sâu và quá lâu trong những thứ này, cho nên chúng ta không nhìn thấy thực sự bản thân mình “trông như thế nào”. Chúng ta nghĩ rằng dù gì đi nữa thì cũng ổn thôi, nhưng khi bạn không thực sự thấy bản thân mình thì có nghĩa là bạn đang ở trong bóng tối. Bạn không nhìn rõ bản thân mình bởi vì bóng tối trong tâm của bạn quá dày đặc. Mặc dầu bạn nghĩ rằng bạn ổn cả nhưng từ cách nhìn của Phật Pháp, từ cách nhìn của những người có cái kiến đúng đắn thì bạn đang sai. Bạn đang ở trong bóng tối. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu lợi lạc và những điều tốt đẹp khi chúng ta thực sự là một người chân tu. Chúng ta nhìn thấy khắp nơi đều có những kẻ vác trên vai những thứ này – nhưng rốt cuộc tất cả chỉ còn là một canh bạc thua lỗ nặng: tất cả sẽ trở thành nhân duyên xấu cho chính bạn và sẽ hủy diệt nhiều điều tốt đẹp về Phật Pháp. Những người khác sẽ có cách nhìn tiêu cực về Đạo Phật bởi vì những hành động không tốt của những người tu Phật.

Thầy muốn nói rằng nếu chúng ta cố gắng trở thành một chính trị gia trong Pháp quá nhiều thì trên thực tế chúng ta chẳng có ai để tin cậy. Tất cả mọi người đều sợ sệt hoặc tất cả mọi người đều không vui do tâm ngã chấp, có đúng không? Quá ích kỷ luôn luôn là tiêu cực. Sức mạnh tiêu cực hủy diệt kết nối giữa con người với nhau, hủy diệt tình bạn tốt, hủy diệt nhiều thứ tốt đẹp và như vậy chúng ta cần phải nhận ra được lợi lạc và phẩm chất tốt lành của các đức tính như rộng mở, trung thực và từ bi.

 “Mục đích và bản chất của Pháp là trước hết làm suy giảm, rồi đoạn diệt tâm chấp ngã”. Có nghĩa là chúng ta hiểu rằng đây chính là con đường chân thực của người tu và đó cũng chính là cái dụng của Pháp. Pháp chỉ tốt khi bạn dùng nó để tu sửa hay đoạn tận tâm chấp ngã. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu mục đích chân thực, mục đích duy nhất của Pháp đó là đoạn diệt tâm chấp ngã.

“Đó là con đường duy nhất và là phương tiện duy nhất của Pháp. Pháp tu tiên yếu hoặc những giai đoạn thấp cao của đạo lộ sẽ nuôi dưỡng trong tâm ta những gì chưa từng có, hoặc liên tục phát triển dần những gì đã có cho đến khi ta đạt tới xác tín thâm diệu rằng lợi danh và quyền lực trên đời là vô thường và ta chẳng nên trông cậy hay nương tựa vào đó.” Nếu chúng ta hiểu ý nghĩa của đoạn văn này thì, theo Thầy, gần như đã đủ cho chúng ta nghiên cứu và thực hành suốt cuộc đời mình. Tất nhiên, điều này là khó nhưng Thầy biết mọi người phần nào hiểu được mục đích của Pháp Phật. Khi chúng ta đang trên đạo lộ, khi chúng ta đang thực hành Pháp, nhưng chúng ta không nhớ tới điều này thì ta sẽ trở thành một người khác. Tuy nhiên, một cách hiểu khác đi (khác với cách hiểu này – LND) có thể sẽ gây hiểm họa. Đó là do ta mất chánh niệm. Vì vậy, là một hành giả của Pháp, chúng ta cần có chánh niệm mạnh mẽ và thanh tịnh. Chánh niệm là để nhắc người tu phải là một người tu chân chính, không làm một người tu pháp thế gian, hoặc làm những chính trị gia và những gì tương tự. Vì vậy, chúng ta phải ghi nhớ điều này ít nhất là trong một tuần. Xin hãy cố gắng tự nhắc nhở mình ý nghĩa này mỗi ngày.

Thầy hy vọng rằng cuộc nói chuyện này mang lại lợi lạc cho tất cả mọi người. Thầy cũng mong muốn mọi người hãy ghi khắc những lời này trong tâm và đem ý nghĩa đó áp dụng vào việc tu hành của mình. Đó sẽ là hạt giống lớn, là nhân duyên lớn cho các bạn trên con đường giải thoát!

 

Hết bài giảng 29.01.2023

 

Việt dịch: Hiếu Thiện (Lotsawa)

Bản tiếng Anh do Trì Minh Tara & Diệu Huệ chép từ MP 3 bài giảng ngày 29.01.2023: https://lienhoaquang.com/q_jntu15i

Kỹ thuật và đọc bản thảo: Tri Kiến Thanh Tịnh & Minh Hiền

____________

Chú thích:

[1] Bản tiếng Anh vừa tựa đề của bài giảng đã gửi Rinpoche duyệt.

[2] Theo cách hiểu của người dịch chữ “residual” dùng ở đây với nghĩa là người tham gia vào các hoạt động thế gian nhân danh Pháp không muốn cái quả này (tức là thói tật xấu mà tác giả nhắc tới ở câu sau: lừa dối – deceit) nhưng nó vẫn xảy ra. Nó giống như uống thuốc mong khỏi bệnh nhưng nó, tuy có thể có tác dụng tốt nào đó nhưng lại sinh ra bệnh mới khác ngoài mong muốn – gọi là “phản ứng phụ”.

 

But At The End, It Is All Of This Lost Game*

Hungkar Dorje Rinpoche’s teaching

29.01.2023, Zoom

­­­­­­Dharma Talk 7

We have been complaining (laugh) about everyone a lot, but we have reasons to talk about the faults, because if we do not know the not correct things then we do not know what is real and what is perfect Dharma. So therefore, I have been teaching or mind training many not-correct or many problems that is going on in Buddhist society and all over the world including Tibet. And I think it’s important for everyone to sometimes to pay attention on these things and when we see mistakes and problems about others’ actions then we should think oneself that oneself has this problem or has these mistakes or not. That is to really understand it, to know oneself is doing the real Dharma or not. For that reason, I have mentioned, I have pointed many, many, many problems that related to Buddhism right now.

“Ordinary worldly beings fail to be free from the succession of thoughts, but they cannot be blamed for that, because they are unaware of the nature of dependent origination. But then there are those who repeat the word dependent origination and true nature to others while arrogantly thinking they know the true nature. Even if you think this is not bad, how could it be good?” This is about some Buddhist masters or Dharma Practitioners who think they have very high view or achieve profound view, but actually not. Why? Because if it’s a pure view, then it generates a person to see everything pure, unlike when you see a lot of negative things about others and think,“ all that religion is wrong; that tradition is wrong.” For example, in Tibet, there are some conflicts or competitions among different Tibetan schools. They criticize each other and they see that their own tradition is the best and the most important. They become a sort of sectarianism. That is not good because correct view brings a real wisdom that sees everyone equal and sees things in a correct way. So, when you don’t have a correct view, it will create many problems or negative things.

It is very difficult to have a correct or high realization for those so- called like geshe or high beings or high masters. Then of course, it is very difficult for ordinary people to have a correct or high realization. Therefore, it is difficult for both: special people or so-called high position people and both like ordinary people. Therefore, we need to understand that reality, think correctly and meditate correctly and diligently to have true realization. If we look carefully, we’ll see “Both we and they still have the same affection for the world, and we have aversion and attachment to the basis of the Dharma. But ordinary beings do not have this residual fault of following worldly practices while being in a powerful position.” So, since we, including me, act in a position as Dharma teacher or held a special title (name), we need to try very hard to be better, to be a more real Dharma practitioner than ordinary people. Because if we aren’t endeavored to do that, then the faults or mistakes that we make are bigger than those created by ordinary people. Hence, for those people like me, we are using Dharma to lead people and to make their life more beneficial. We should be a better leader, a pure leader.

So, I think it is true since everyone has different jobs or responsibilities, but when it comes to Dharma practicing, everyone has to try to be purer, more real, sincerer to the Dharma, for the Dharma. Because if we don’t try very hard to be better, then it will harm the Dharma and non-Buddhist people who have bad or negative view towards the Dharma. Of course, Dharma is pure, Dharma is real thing. The problem here is the people. People are not pure and do not follow the instructions correctly. People sometimes use Dharma to benefit themselves which is the problem. So, I know the people (like) you, guys, and most of you do not do that because you probably do not have that kind of attachment. You do not desire that, you wanted to be ordinary people and ordinary Dharma practitioners, but people like me, maybe lama Dat, and maybe Lotsawa… because we work, we use the Dharma sometimes, then Dharma becomes a tool for us to benefit ourselves. And then this is dangerous. Therefore, we are the ones who really need to train ourselves to be better, purer and more real Dharma.

It is really something that we need to be very careful. Dharma is only for the liberation. Pure Dharma is the Dharma. Worldly dharma is not Dharma. So if we use the Dharma for your life, like this time, for worldly stuff like possession, money or fame or whatever, then Dharma becomes a poison. It really harms oneself. It created many conditions or causes to bring unhappiness and suffering to oneself in the future and at the same time it harms others because it brings an impure view from other people towards Dharma. Because they think, “Oh Dharma is like that? Oh, it’s the same as other people who try to achieve something for this life!” Therefore, Dharma people in general and those who have responsibilities in Dharma groups or organization in particular have to understand this reality and try to tame oneself first, then try to work for others. At least at the same time. Working for the Dharma means you work to tame yourself first and to tame others. This is the correct way to work for Dharma.

“That’s why heads of Dharma traditions and Dharma organizations are like donkeys wearing leopard skins.” (laugh). Of course, it’s a kind of negative saying but there are many of that. Dharma high and Dharma traditions and organizations are not the same: the outside and the inside are different. Maybe externally, they are Head of Dharma tradition or Dharma organization, but inside, maybe a lot of negative thoughts and maybe so many attachments to themselves and their own tradition, own people. Sometimes, they create big problems and destroy the harmony in the tradition or in organization which annihilates the Dharma’s blessings and power because of their bad actions of the mind, of their view, and of their conducts. That happens a lot, everywhere. Of course, we see a lot of problems in Buddhist communities all over the world, a lot of competitions and a lot of politics between the organizations and within the organization. People are fighting and competing, having jealous thoughts and so on. So, the reason for us to practice Dharma is to solve this kind of problem that is created by one’s negative thoughts. If we do not work correctly to tame or to destroy this kind of negative thoughts, there’s no reason or there’s no meaning to study Dharma for practice.

So, we do not want to be a Dharma practitioner like donkeys wearing leopard skins (laugh). We wanted to be a real leopard, inside is leopard and outside is leopard, not inside is the donkey while outside is like the tiger. Most of the time we are like this. We have set of the seed which is difficult to eradicate. When we are not able to aware that one being like this and we are like this all the time, then it’s very difficult to realize this problem and really difficult to make changes. We spend our whole life being like this, like a donkey wearing leopard skin for whole life. I think that is a big lose and that is a big, big, big mistake. Therefore, we need to aware what is real Dharma and what is not. If we don’t understand what is good, then we don’t understand what is bad. Then we don’t have the power to change, right? We often think we are already OK, we are already good. So, this is a real problem that is mindset here. “In these times, science has progressed, and prosperity is like a swelling ocean. Human beings spend their lifetimes among material things, but because of their craving, there are endless ripples of suffering, fear, misfortune, and sorrow in their minds.” If we are not able to understand the real Dharma, we have a lot of problems in a very developed society if we don’t have a good realization and good wisdom to handle and to face difficulties. Then we are like this: a lot of suffering, fears and misfortune that distracted one’s mind and destroys peace in one’s mind. Then we are unhappy all the time. We get angry all the time. We get angry at people, at society, at everything, because of the lack for a correct understanding and lack of good conducts, and good actions. Of course, everything depends on causes, right? So, if we create bad causes, a lot of negativities and unhappiness, things will happen right now within in our lives.

“They put their trust and hope in material things, friends and so on, but that destroys peace of mind.” If we put our trust onto these things too much, material things and friends, then that is probably a problem. We need to trust and rely on real Dharma at the same time so that we can keep our minds peaceful. But when we put our trust and hope in material things, friends too much, that becomes a problem which destroys our peace of mind. Once we use Dharma as a tool to benefit ourselves, then that Dharma is not real Dharma, and that Dharma does not have the power to create this kind of peace in our mind but destroys it instead.

“When we see the essence of this, it is like a sad, deceptive dance, a sorrowful shame. It is like being alone in the dark dungeon with no one to rely on. Everywhere we see people carrying this unendurable burden of loss and gain”. It is true if we try to be successful in this way of worldly dharmas, just for this life, then it ends very sad. It doesn’t bring any good result. It’s not anything that is really reliable, but it is like sad and deceptive dance, a sorrowful shame because you don’t get anything in the end. Even though you have power, a name, a little fame and maybe a little richness, we lose when we lose our life, everything together. And not only of that, we have to go through difficulties because of our incorrect view and incorrect conducts. But at the same time, as we are too much into these things like this all the time, we don’t see ourselves “how it is like”. We think OK or whatever, but when you don’t see yourself, you are being in the dark. You don’t see yourself because the darkness of your mind is too heavy. Even though you think you are OK but from the view of Buddha Dharma, from the view of other correct people: You were wrong, you are under darkness. Therefore, we need to understand the benefits and the good things about being a real Dharma practitioner. We see everywhere people carrying this, these things, but at the end, it is all of this lost game, everything becomes negative causes for yourself and will also destroy many positive things about Dharma. People have negative views because of the results caused by bad actions of Dharma practitioners.

Here I’m trying to say that if we try to be like Dharma politician too much, then actually, in fact you don’t have anyone you can rely on. Everyone is afraid or everyone is unhappy because of self-fixation, right? Being too much selfish is always negative. Negative power that destroys the connection between the people, good friendship, and many positive things, thus we need to realize the benefit and the positive of being an open, honest and compassionate people.

“The purpose and the essence of the Dharma is to first diminish and then to eliminate self-fixation”. That is, of course we understand and that is real path of the Dharma practitioners and that is the use of Dharma. Dharma is only good when you use it to fix or to eliminate self-fixation, thus we need to understand the real or the only purpose of Dharma that is to eliminate self-fixation.

“That is the sole path and method of the Dharma. The preliminaries or the lesser or greater stages of the path, create in the mind something that was not there before, or they continuously increase by little that was there until, finally, there is a profound certainty that prosperity, power, and fame in this world are impermanent and should not be relied on or depended on.” If we understand the meaning of this paragraph, I think that is almost enough for us to study and to practice for our entire life. Of course, it’s difficult but I know everyone somehow understand the purpose of the Dharma. But then when we are on the path, when we are doing Dharma practice and we don’t remember this part, we become different. However, different understanding is probably a dangerous part. That is because we lack mindfulness. So being a Dharma practitioner, we need to have a strong, pure mindfulness. Mindfulness that reminds oneself to be real Dharma practitioner, to not be worldly dharma ones, or like politicians or something like that. So, we have to remember this for at least one week. Try to remind yourself this meaning every day.

I hope that the talk is good is beneficial is helpful to everyone. I also wish that everyone take the words into your hearts and to put the meaning into your Dharma practice, and it would be a great seed, great cause for you on the path to the liberation!

 

End of lecture on 29.01.2023

 

Transcript by Tri Minh Tara & Dieu Hue Excerpt from MP 3 Hungkar Dorje Rinpoche teaching MP3 Hungkar Dorje Rinpoche teaching 29.01.2023: https://lienhoaquang.com/q_jntu15i 

____________________
Note:
* English version and the title  have been sent to Rinpoche for approval.

Tải về
pdf
word
CHIA SẺ