Dzogchen phân định rõ ràng giữa hai thứ: tâm và tuệ giác, tức bản tâm không phải là tâm

Chúng ta luôn luôn dùng tâm để thấy, nghe, nghĩ và chúng ta nói: “Ồ tôi nghĩ như thế này”, “tôi thấy điều đó”, “tôi nghe điều đó”. Nhưng để giải thoát thì chúng ta cần phải hiểu sự thật về bản tánh của tâm – bản tánh của tâm là Tuệ Giác. Tất nhiên, đôi khi đầu óc thông minh, sắc bén cũng được gọi là có trí thông minh, nhưng trí thông minh này không phải là Trí Tuệ thâm diệu (Wisdom) hay còn gọi là Tuệ Giác. Giáo lý Dzogchen dạy chúng ta Trí Tuệ thâm diệu nhất có liên hệ với tâm. Lý do tại sao chúng ta cần hiểu bản tâm là vì tâm – các ý nghĩ và cảm xúc – có thể sai. Cái chúng ta thấy, cái chúng ta nghe bị sai bởi vì tâm của chúng ta có thể sai, hoặc chúng ta không có loại Trí Tuệ cần thiết để tri giác mọi thứ một cách đúng đắn. Chúng ta tri giác mọi thứ thông qua tâm mình và vì thế chúng ta mắc lỗi lầm, chúng ta nhìn thấy sai, nghe không đúng. Nhưng chúng ta không hiểu sự thật này, vì vậy ta cần phải phân biệt rõ ràng giữa bản tâm và tâm. Vấn đề là ở chỗ tâm vốn nhị nguyên và bản chất là hư huyễn. Điều đó có nghĩa là tâm là hư dối và bất cứ cái gì nó tri giác đều không đúng sự thật. Chúng ta cần phải hiểu sự thật này và hiểu ý nghĩa, mục đích của giáo lý. Điều đặc biệt về giáo lý Dzogchen là Dzogchen phân định rõ ràng giữa hai thứ: tâm và Tuệ Giác, tức bản tâm.

Trích “Khi chấp chặt vào đó thì sẽ không thấy được vạn pháp tồn tại thế nào và bạn kẹt vào biên kiến”, Hungkar Dorje Rinpoche

CHIA SẺ