Chúng ta cần phải giữ cho mình được an lạc cả cấp ngoại, cấp nội và cấp mật; và cả về thể chất lẫn tinh thần.

An Lạc, nhóm tu an lạc (cười). Đây là một tên gọi rất đẹp. Và ý nghĩa của tên đó còn đẹp hơn nữa – nó quan trọng hơn tất cả mọi thứ trên đời này. Thầy đang cố gắng thành tựu, Thầy đang cố gắng để được an lạc mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi phút. Ít nhất là Thầy vẫn đang cố gắng [để được như vậy]. Chúng ta cần phải giữ cho mình được an lạc cả cấp ngoại, cấp nội và cấp mật; và cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này rất quan trọng. Và đây chính là cách để hiểu chữ “an lạc’.

Theo Thầy, chúng ta phải cố gắng tu tâm để luôn an lạc cả bên ngoài và bên trong, bởi vì chúng ta chưa có được phương tiện thiện xảo [của các ngài] để có thể bên ngoài thì cực kì hung dữ mà bên trong lại an bình, an lạc. Đối với chúng ta, bên ngoài lộ ra như thế nào thì bên trong sẽ như vậy. Có nghĩa là khi bên ngoài bạn tỏ ra hung dữ thì bên trong tâm của bạn cũng hung dữ, tâm của bạn đang rất hung dữ. Đó là bất thiện nghiệp và nó rất mạnh. Tóm lại, bản chất của Pháp là an lạc và chúng ta thực hành Pháp là để đạt tới cảnh giới Đại An Bình trong tâm, để tâm luôn an lạc, không điên đảo. Đây chính là chân nghĩa [của Pháp]. Đây chính là lý đạo, chính là bản chất của việc tu hành.

Trích “Dòng Pháp Longchen Nyingthig là Con Đường tới Đại An Lạc”, Hungkar Dorje Rinpoche

Tri Kiến Thanh Tịnh trích dẫn

 

 

CHIA SẺ