Dzogchen không sử dụng bất cứ loại tri giác nào và khá khó khăn để trụ được trong chân tánh đó
Lại có những hành giả chủ yếu công phu quán chiếu về Quang Minh Đại Viên Mãn – pháp này dạy rằng khi quán chiếu tới tận cùng tâm vi tế …” Điều đó có nghĩa là những người khác nhau, những giáo lý khác nhau có những cách hiểu Phật tánh khác nhau và có những cách hiểu phải thiền định thế nào khác nhau. Đôi khi tâm cực thâm diệu, hay tâm cực vi tế, nhận ra hoặc thiền định về Phật tánh, nhưng cách mà giáo lý Dzogchen dạy thì lại khác. Dzogchen dạy rằng [khi] đó không phải tâm nữa. Vì vậy, tâm vi tế và Trí Huệ là hai thứ khác biệt. Quang Minh Đại Viên Mãn, hay Giác tánh, hay Rigpa, không thực sự dùng tri giác của ta mà dùng Trí Huệ tự nhiên. Vì vậy, đó chính là hạn chế của pháp tu tâm vi tế. Dzogchen không sử dụng bất cứ loại tri giác nào và khá khó khăn để trụ được trong chân tánh đó. Vì vậy, “[khi quán chiếu tới tận cùng tâm vi tế] thì không phải ‘tâm’ nữa và có một sự phân định rõ ràng giữa tâm và Bản giác.” Đó là hai thứ riêng biệt. Nhiều giáo lý khác, cả Hiển và Mật, cũng nói về Quang Minh; nhưng có lẽ họ dùng tâm vi tế để chứng ngộ, để thiền định. Trong giáo lý Dzogchen đó là hạn chế và [Dzogchen] phê phán việc thiền định với tri giác. Vì vậy, giáo lý Dzogchen làm sáng tỏ quan điểm rằng có một sự phân định giữa tâm và Bản giác, hay Giác tánh.
Trích “Cần phải có một dòng truyền thừa trong sạch, liên tục, không gián đoạn”, Hungkar Dorje Rinpoche
An Nhẫn trích dẫn.