Không biết, không hiểu cái gì là pháp chân thực, nhiều người thường trộn lẫn Pháp chân thực với Pháp thế gian

Như Thầy đã nói ở trên, chúng ta cần phải hiểu Pháp chân thực là gì và cái gì không phải là Pháp. Pháp là một cái gì đó vượt lên trên pháp thế gian. Pháp thế gian không phải là Pháp chân thực. Vì vậy, là người tu Phật, chúng ta cần phải có cái hiểu sâu sắc vì thiếu hiểu biết chúng ta sẽ đối mặt với hiểm họa. Không biết, không hiểu cái gì là Pháp chân thực, nhiều người thường trộn lẫn Pháp chân thực với pháp thế gian. Họ cố đạt được một cái gì đó thật ra chỉ là pháp của đời, mà [trong lòng] lại cứ tưởng rằng mình đang làm một cái gì đó đích thực là Pháp của Phật. Đây là một vấn nạn lớn xảy ra ở khắp mọi nơi. Không phải chỉ ở đây mà ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó có Tây Tạng. Các vị lạt ma Tây Tạng thường trộn lẫn Pháp chân thực với những thứ phi-Phật-Pháp, với gió đời. Vì vậy, đôi khi rất khó để cái ta đang làm thực sự là Pháp chân thực. Bởi vì động cơ của chúng ta luôn bị hoen ố do tác động của những thứ phi-Phật-Pháp, do các “ngọn gió đời”. Chính vì vậy, đối với chúng ta, việc giữ cho tâm trong sáng, đúng Pháp Phật là điều rất khó khăn. Ta cần nuôi dưỡng tuệ hiểu, [đồng thời] cố gắng làm những việc đúng đắn, hợp chánh Pháp.

Trích “TRỘN PHÁP PHẬT VỚI GIÓ ĐỜI – Mối Họa Cho Phật Pháp”, Hungkar Dorje Rinpoche

Diệu Âm sưu tầm.

CHIA SẺ