Tánh Không là điều rất khó hiểu đối với người sơ cơ vì vậy chúng ta phải trải qua nhiều pháp tu dự bị

Hungkar Dorje Rinpoche [1]

Song ngữ – chép Anh dịch Việt

Bài số 10

 

 

“Lại có những người chủ yếu công phu quán chiếu Quang Minh Dzogchen; Dzogchen dạy rằng khi quán chiếu tới tận cùng tâm vi tế thì không phải “tâm” nữa và có một sự phân định rõ ràng giữa tâm và bản giác.” Theo Thầy, hiện nay chưa phải lúc thuận duyên để thảo luận thật chi tiết luận điểm này, nhưng đó là điều mà đức Phật đã dạy. Đức Phật đã dạy nhiều pháp môn nhưng chúng ta phải phân đó thành nhiều loại, nhiều cấp độ khác nhau. Cấp độ cao nhất, thâm diệu nhất, Pháp chân xác nhất chính là Dzogchen – pháp tu Rigpa và những chỉ giáo để nhận ra và công phu thiền định về bản giác. Tất nhiên, toàn bộ cuốn sách là nhằm mục đích đó và nó bao gồm nhiều cấp độ, nhiều bước. Tuy nhiên, cuối cùng mục đích của tất cả mọi thực hành đều là để chứng ngộ bản giác – Phật tánh của mình trong tâm. Chúng ta nói về nhiều bước hay nhiều pháp thực hành: ngoại ngondo, nội ngondro, Guru Yoga… Tại sao chúng ta phải làm như vậy? Bởi vì nhờ những duyên này, nhờ pháp tu ngondo [mà chúng ta là mới có thể thành công]. Việc hiểu và nhận ra chân lý hay việc có chứng ngộ chân thực về bản tánh của mình là vô cùng khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải đi qua những bước này, những thực hành này. Sự gia trì của những thực hành này sẽ đưa chứng ngộ đến cho bạn. Mục đích của cuốn sách này là để giúp chúng ta thực hành tất cả các pháp tu trên.

“Theo cách đó, có nhiều các cấp độ công phu thiền định khác nhau tùy theo sự khác biệt trong căn cơ của các cá nhân.” Đó là lý do mà đức Phật phải dạy nhiều cấp độ pháp môn: mọi người không có cùng một căn cơ giống nhau, một khả năng để thọ nhận, hiểu và chứng ngộ Phật tánh. Phật tánh còn được gọi là tánh Không. Tánh Không không dễ hiểu đối với hầu hết mọi người, vì vậy việc nói về tánh Không [cho những người này] là không tốt, bởi vì họ sẽ hiểu sai. Việc đó không những vô ích mà còn khiến họ tạo nghiệp xấu. Do tâm của nhiều người rất hạn hẹp, rất yếu và không có khả năng hiểu thực tại, hiểu Phật tánh hay tánh Không, cho nên việc giảng về tánh Không theo cách hiển truyền (rộng rãi cho đại chúng) thường rất hiếm. Tất nhiên, cũng có nhiều người may mắn – họ thực sự có đủ trí khôn, có đủ tín tâm và khả năng trí tuệ để hiểu thực tại dù nó là gì. Những người đó [có thể] nghe được giáo lý như giáo lý Dzogchen.

Đó là lý do chúng ta phải hiểu: “Ồ đức Phật thực sự từ bi và trí tuệ; nhờ trí tuệ và từ bi mà Ngài không bỏ sót một ai; ngài luôn luôn có cách để không bỏ sót một ai – bất cứ ai có quan tâm đến giáo lý của ngài nhưng không có một trí tuệ thật lớn để nhận ra được [ý nghĩa] của những chủ đề thâm diệu mà chỉ có thể hiểu được những gì rất đơn giản như Tứ Diệu Đế. Đức Phật có cách để dạy và có cách để đưa họ đến với đạo lộ giải thoát. Mong muốn của đức Phật là bất cứ ai thực hành Pháp Phật cuối cùng sẽ tu pháp Dzogchen bởi vì nếu bạn không đạt được tới giai đoạn này thì bạn không thấy được Phật tánh chân thực. Vì vậy, đây là nơi quan trọng mà tất cả mọi người đều phải tới. Tuy nhiên, trước khi đó thì họ phải đi qua những con đường khác nhau và những đạo lộ khác nhau, đôi lúc họ phải đi lòng vòng khá nhiều. Tuy nhiên một số người may mắn, họ có thể đi theo con đường thẳng, đường tắt trong khi những người khác phải đi con đường vòng và mất nhiều thời gian. Đây không phải là vấn đề của đức Phật mà là vấn đề của mỗi cá nhân. Đức Phật luôn luôn cố gắng giữ họ trong tâm bi mẫn và trí tuệ của ngài và ngài chắc chắn sẽ đưa họ tất cả đến cấp độ này, đến Phật tánh. Đây là đại nguyện của ngài với năng lực vĩ đại của ngài.

“Sự phân định rốt ráo giữa tâm và bản giác là đồng hợp với bản tâm chân thực.” Thầy nói rằng chưa phải tới lúc để nói về cách phân định giữa tâm và bản giác, nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải có khả năng phân biệt giữa hai thứ này. Nếu không, chúng ta sẽ không hiểu được Bản giác hay Phật tánh chân thực. Hãy xem Dzogchen nói về những vấn đề này: “Chừng nào còn có tâm thì chừng đó còn hiện tướng nhị nguyên. Bởi vì tâm hợp thành từ năng (chủ thể) và sở (đối tượng).” Điều đó là sự thật. Chừng nào còn có một cái tâm thì chừng đó vẫn cần phải có chủ thể và đối tượng. Tâm không thể độc lập. Tâm phải phụ thuộc vào những thứ này. Vì vậy, đó không phải là bản giác, bản tánh chân thực. Bản tâm hoàn toàn độc lập nhưng tâm không thể như vậy; tâm phụ thuộc vào rất nhiều duyên, vì vậy nó không phải là bản tâm. Cho dù tâm có vi tế đến mức nào đi nữa thì nó vẫn phụ thuộc vào rất nhiều thứ. Vì vậy, nó không phải là Tuệ Giác chân thực. Giáo lý Dzogchen dạy gì về Tuệ Giác chân thực? Có những cách khác nhau để phân định giữa hai thứ này, nhưng điều này rất khó hiểu đối với những người sơ cơ mới tu học như chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần tích lũy rất nhiều công đức để có thể đạt tới sự chứng ngộ tự nhiên. Nhiều công đức sẽ đưa chúng ta tới chứng ngộ. Đó là mục đích, và là nguyên nhân để chúng ta phải trải qua những pháp tu dự bị như Thầy đã nhắc tới ở trên.

“Nếu còn có một cái tâm phụ thuộc vào việc tồn tại của một chủ thể [cảm nhận] và đối tượng được cảm nhận thì, cho dù tâm đó là vi tế hay thô lậu, nó cũng không siêu vượt được nhị nguyên đối đãi.” Đây là sự thật. Chân tánh của tâm thực sự không phụ thuộc vào bất cứ thứ gì; thế nhưng tâm, bất cứ loại tâm nào, đều phải phụ thuộc vào nhiều thứ như đã nhắc tới ở trên. Nó không phải là bản tâm. “Đấng Mipham toàn tri” – ngài là một bậc đại học giả của truyền thống Cổ mật, hiện thân của Văn Thù Sư Lợi, bậc đã trang nghiêm những giáo lý Quang Minh Dzogchen. Mipham Rinpoche sinh năm 1846, nhập niết bàn năm 1912; ngài sinh ra ở vùng Kham rất gần với Golog. Bộ trước tác của Mipham Rinpoche rất quý giá và rất đáng tin cậy bởi vì Ngài là hiện thân của Văn Thù Sư Lợi. Ngài đã thấy thực tại không chút lầm lỗi hay tà kiến.

Ngài được gọi là “Ju Mipham” – họ của ngài là Ju và Mipham là tên. Ngài là một học giả nổi tiếng mà chúng tôi học hỏi được rất nhiều. Các bộ sách của ngài là tốt nhất – rất quan trọng và minh tường. Tất cả mọi người trong dòng Cổ mật đều sử dụng bộ sách đó để giải quyết những vấn đề của mình với tri kiến đúng đắn, và để hiểu Trung đạo (tri kiến Dzogchen) là gì. Ngài nói rằng tâm là nhị nguyên và bản chất của nó là huyễn. Bởi vì tâm giống như Thầy đã nói ở trên, luôn luôn phụ thuộc vào một cái gì đó; nó là hư huyễn và, cũng như Thầy đã nói ở trên, rất khó để hiểu những gì Thầy đang nói. Bất cứ cái gì tâm cảm nhận đều không phải là sự thật. Chúng ta phải suy nghĩ thật kỹ và phải nghiên cứu về điều này, phải dành thời gian và từ từ chúng ta sẽ hiểu được. Nếu không [làm như vậy] thì thực sự là rất khó hiểu.

Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã tham dự buổi giảng Pháp. Thầy thực sự đánh giá cao sự quan tâm và tận tâm của các bạn. Thầy tin rằng tất cả mọi người đều rất nỗ lực để tham gia các buổi giảng này và có lẽ không phải giả bộ mà một cách tự nhiên muốn tham gia. Thầy nghĩ rằng đôi khi chúng ta phải thúc ép mình là tốt và quan trọng bởi vì rất khó để có thể tinh tấn. Nếu không thì sự tinh tấn không thể tự nhiên nảy sinh trong tâm của chúng ta. Tuy nhiên, Thầy nghĩ rằng nếu bạn phải thúc ép bản thân mình hàng ngày, hàng chủ nhật và tự nói với mình: “Ồ đi hay là không? Ồ đi hay là không?” thì có lẽ như vậy là quá khó và như vậy là quá nhiều. Vì vậy, Thầy nghĩ rằng các bạn cần phải làm sao để có một cách thật là dễ dàng và tự nhiên, thoải mái cho chính bản thân mình khi tham dự các buổi giảng này và phải khéo thu xếp thời gian để tham gia chương trình. Đồng thời cũng phải làm sao để có thể dễ dàng buông bỏ những thứ khác. Điều này rất quan trọng.

 

——

(Đây là phần Rinpoche trao đổi trước giờ giảng Pháp và kể về các hoạt động của tu viện.)

– Tất cả mọi người ổn không?

(- Chúng con ổn – nhiều người trả lời.)

– Tất cả đều hoan hỷ chứ?

(- Vâng chúng con đều hoan hỷ – nhiều người trả lời)

– Tất cả nói chung đều hoan hỷ hay giả bộ hoan hỷ? (cười)

(- Một số thực sự hoan hỷ và một số giả bộ. / – Chúng con chỉ giả bộ hoan hỷ.)

– Thật à? Tại sao?

(- Chúng con mất hai buổi nghe Pháp 2 tuần…)

– Vì vậy mà phải giả bộ hoan hỷ à?

(- Chúng con rất hoan hỷ khi nhận được tin nhắn của Thầy.)

– Thầy cố gắng để tới đây. Thầy đã rất cố gắng vì đáng lẽ phải đi Bắc Kinh ngày hôm nay nhưng Thầy đã hoãn lại. Thầy muốn thấy tất cả mọi người đều thực sự hoan hỷ và mỉm cười.

Vì vậy, Thầy hi vọng tất cả mọi người đều tốt cả về tinh thần lẫn thể xác, cả về kinh tế cũng tốt (cười).  Và đặc biệt là đức hạnh tốt. Tóm lại, tất cả bốn thứ đều tốt thì rất tốt. Đó là lời chúc của Thầy cho tất cả mọi người ngày hôm nay.

Thông thường, Thầy giảng Pháp về những chủ đề chuyên sâu trong kỳ Nhập Thất Mùa Đông, nhưng năm nay do Covid nên tình hình thế giới rất khó khăn; Thầy và tu viện thực hành rất nhiều bài cầu nguyện cho hòa bình thế giới và hạnh phúc của mọi người. Như Thầy đã kể trước khi bắt đầu Khóa Giảng Mùa Đông, tu viện thực hành 100 triệu minh chú OM MANI PADME HUNG và cúng sur cho những chúng sinh, những loài quỷ đã gây ra những vấn nạn cho cả thế giới và mọi người. Tu viện thực hành pháp Quán Thế Âm để đem lại hòa bình cho thế giới và an bình cho tâm con người.

Chúng tôi cũng thực hành pháp Guru Rinpoche và trì tụng hơn 100 triệu minh chú đạo sư. Và Thầy dạy về tầm quan trọng của thực hành pháp Guru Rinpoche đối với thời đại này, đối với Phật Pháp, với hòa bình và hạnh phúc của mọi người trên thế giới. Có nhiều tiên tri đã nói rằng rất quan trọng là cần phải thực hành pháp Guru Rinpoche và cầu nguyện tới ngài vì lợi lạc của cả thế giới, đặc biệt là của Phật giáo Tây Tạng vì lợi lạc của bất cứ một ai đang thực hành Pháp Phật, đặc biệt là đang tu theo Phật giáo Tây Tạng. Điều rất quan trọng là phải thực hành pháp Guru Rinpoche và cầu nguyện ngài để dẹp trừ chướng ngại đối với việc tu hành của mình, đối với cuộc sống và nhiều thứ khác nữa. Thầy đã nói như vậy trước kia nhưng bây giờ Thầy nghĩ cần phải nhắc nhở các bạn [lần nữa] về điều này.

Sau đó, chúng tôi thực hành bổn tôn Văn Thù Sư Lợi phẫn nộ, tức Yamataka, và đã trì tụng hơn 100 triệu minh chú của ngài. Đây là một phục điển của Lama Sang. Đây là một thực hành rất quan trọng đối với thời đại suy thoái này [khi mà] con người có rất nhiều vấn nạn, đặc biệt là các hành giả Phật Pháp phải đối mặt với nhiều khó khăn và chướng ngại đối với cuộc sống của họ, đối với sức khỏe và nhiều thứ khác. Mọi người rất dễ đổi tâm và họ đổi cách nhìn của họ đối với Pháp Phật, đối với đạo lộ giải thoát và trở thành một người hoàn toàn khác vân vân. Lama Sang dạy chúng tôi rất nhiều lần rằng cần phải có một tâm kiên định, không được thay đổi cách nhìn của mình đối với Pháp, lòng tin đối với Pháp. Dù bất cứ hoàn cảnh nào, bạn vẫn phải giữ gìn và nuôi dưỡng lòng tin vào Đạo Pháp. Khi những điều không tốt xảy ra với các bạn – những hành giả Phật Pháp – thì lời khuyên này rất hữu ích và mang lại lực gia trì rất lớn nếu bạn thực sự đưa nó vào thực hành.

Sau đó, chúng tôi thực hành pháp Lục Độ Mẫu – hơn 100 triệu minh chú OM TARE TUTARE TURE SOHA. Và chúng tôi cùng nhau kỷ niệm lần thứ 14 ngày nhập niết bàn của Lama Sang. Mọi người trì tụng những lời cầu nguyện rất tuyệt vời, thực hành pháp Kim Cang Tát Đỏa để tưởng nhớ đến lòng tốt của Lama Sang và đền đáp công ơn ngài.

Thầy nghĩ các bạn có thể nhận được thông tin từ Rinchen Lamp ở đây (Rinchen Lamp, tức Bảo Đăng, là một trang WeChat mà Thầy đã giới thiệu với Liên Hoa Quang và nói rằng trang WeChat này chuyên đưa trung thực tin tức và Pháp ngữ của Thầy. Vì vậy, lâu nay Liên Hoa Quang vẫn chuyển tải các thông tin, bài, ảnh từ Rinchen Lamp về các hoạt động của tu viện và hoằng pháp của Thầy – LND). Ngoài ra, nhiều người có đăng những video ngắn về lễ giỗ Lama Sang. Thầy nghĩ rằng đó là điều tốt mà công nghệ đem lại. Mọi người nhờ đó có được thông tin và thấy những việc tu viện đang làm và họ sẽ nhớ tưởng đến Lama Sang khi xem những video này. Hàng năm, cả tu viện vẫn cùng nhau tụ hội, cầu nguyện và cúng đèn. Những điều mà chúng tôi làm rất tốt. Mọi người đều cảm thấy hạnh phúc. Thầy nghĩ rằng mọi người đều chân thành nhớ nghĩ, yêu kính Lama Sang và không lãng quên ngài. Những hoạt động này giúp chúng tôi nhớ tưởng tới lòng tốt của Lama Sang, những lời dạy từ ái, những chỉ giáo và những hoạt động quan trọng của ngài.

Thầy nghĩ rằng điều này cũng đúng với tất cả. Tất cả chúng ta đều tham gia vào sự kiện này bằng cách hướng tâm về những gì mà tu viện đang làm và tham gia vào [các hoạt động] cùng với tu viện. Đồng thời, mọi người cúng dường để hỗ trợ cho Nhập Thất Mùa Đông và mọi hoạt động diễn ra ở tu viện. Cuối Nhập Thất Mùa Đông, tu viện đã hồi hướng công đức – chia sẻ công đức, những thiện hạnh mà các hoạt động này tạo nên cho tất cả hữu tình chúng sinh, đặc biệt là cho những người có kết nối nghiệp với chúng tôi. Chúng tôi luôn nghĩ tới và cố gắng đền đáp tấm lòng tốt của mọi người thông qua phát nguyện và hồi hướng công đức.

Rồi tu viện thực hành pháp Văn Thù Sư Lợi trong năm ngày, pháp Lục Độ Mẫu trong ba ngày. Chúng tôi trì tụng ít nhất 100 triệu minh chú Văn Thù và thực hành pháp Lục Độ Mẫu – hơn một triệu lần bài cầu nguyện trích từ kinh của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chúng tôi mua nhiều hoa, nước, đèn bơ, hương và tất cả những gì được dạy trong kinh, trong các mật điển để cúng dường khi thực hiện nghi lễ puja. Đó là những gì chúng tôi làm trong kỳ Nhập Thất Mùa Đông và trong lễ kỷ niệm 14 năm ngày nhập niết bàn của Lama Sang. Các bạn cần phải xem!

Bản thân Thầy cũng thực hành nhiều thiện hành để đền đáp công ơn các bậc đạo sư của mình, đặc biệt là Lama Sang. Thầy đặt hình của các ngài, những vị đã nhập niết bàn, [lên bàn thờ] và cúng dường, cầu nguyện tới các ngài, nghĩ tưởng tới những gì các ngài dạy, những chỉ giáo, gia trì và lòng tốt của các ngài. Tu viện cũng làm và cúng dường 100.000 đèn bơ hàng tháng. Chúng tôi mua rất nhiều nước – nước rất tốt – nhiều hoa, và nhiều thứ khác nữa. Bởi vì ở các thí chủ của chúng tôi, các Phật tử ở khắp mọi nơi trên thế giới, bao gồm cả Tây Tạng và Trung Quốc, đã hỗ trợ rất tích cực. Nhờ vậy, chúng tôi có thể làm được nhiều thứ và làm những thứ rộng hơn và lớn hơn (cười). Nhưng điều mà Thầy muốn nói với các bạn chính là chúng tôi không làm uổng phí cúng dường của các bạn và chúng tôi không cất cúng dường của các bạn ở một nơi nào đó, [giấu nó đi] để không ai thấy nó cả. Những điều như vậy hoặc tương tự sẽ không bao giờ xảy ra! Bất cứ cúng dường nào nhận được, chúng tôi đều sử dụng 100%mà có thể hơn 100% – cho mục đích đúng đắn. Chúng tôi hiểu rằng việc cúng dường thật không dễ dàng đối với mọi người bởi vì rất khó khăn để kiếm được đồng tiền. Mọi người đều phải cố gắng, cố gắng rất nhiều để kiếm đồng tiền mưu sinh, nhưng họ vẫn cố gắng dành tịnh tài cúng dường cho chúng tôi. Thầy nghĩ rằng trách nhiệm của Thầy và mọi người phải thực sự sử dụng những phẩm vật cúng dường này [đúng] mục đích; phải cố gắng để làm sao những mong ước của các bạn trở thành hiện thực thông qua những hoạt động, thông qua cách sử dụng cúng dường đúng đắn của tu viện.

Một lần nữa Thầy muốn cảm ơn sự ủng hộ và trái tim của các bạn. Các bạn đã tích lũy công đức lớn lao qua những thiện hạnh này nhờ động cơ và đạo hạnh của mình – hạnh bố thí và động cơ trong sáng để hỗ trợ cho các hoạt động của tu viện.

 

Hết bài giảng 12.03.2023

 

Việt dịch: Hiếu Thiện (Lotsawa)

Bản tiếng Anh do Trì Minh Tara & Diệu Huệ chép từ MP 3 bài giảng ngày 12.03.2023: https://drive.google.com/file/d/1mPZ2xbf_uVJpH2nwTZMOe1ZltnS1ckGD

Kỹ thuật và đọc bản thảo: Minh Hiền

____________

Chú thích:

[1] Đây là bài giảng thứ 10 ngày 12.3.23 của Hungkar Dorje Rinpoche về cuốn sách “Điệu Cười Trì Minh Vương của Ba Dòng Truyền Thừa”. Bản tiếng Anh và tựa đề đã gửi Rinpoche duyệt.

 

 

EMPTINESS IS DIFFICULT FOR BEGINNERS TO UNDERSTAND SO WE HAVE GO THROUGH THE PRELIMINARY PRACTICES[2]

Hungkar Dorje Rinpoche

Dharma Talk 10

 

“There are those who primarily meditate on the Dzogchen luminosity, which teaches that on reaching the limit of the practice of the subtle mind, there is said to not be “mind”, and a distinction is made between mind and intrinsic awareness.” I think, this is not the time to discuss this in details right now but that’s what Buddha taught. Buddha taught many teachings and many Dharmas, but we have to bring it into some like categories, some levels. So, the highest level, the most profound level, the most correct Dharma is the practice of Dzogchen, the practice on the Rigpa and the instructions on how to realize and meditate on the intrinsic awareness. Of course, the whole book is for that purpose and it has many levels and many steps. But at the end, the goal of all these practices is to realize one’s awareness, the Buddha nature in one’s mind. We talk about many steps and practices: the outer ngondo, inner ngondro, Guru Yoga… Why do we need to do this? Because we though this kind of conditions, this kind of preliminary practices [can succeed]. It’s very difficult to understand or to realize a truth or the genuine realization of one’s nature, therefore, we need to go through these steps and these practices. The blessing of these practices will bring the realization into you, into oneself. The purpose of this book: to help practice all of these practices.

“In that way, there are many different stages of meditation according to the differences in the capabilities of individuals.” That’s the reason for the Buddha to teach so many levels of Dharma, since some people do not have the capability to receive, to understand, to realize the Buddha nature. Sometimes we say it Emptiness. Emptiness is not easy to understand and for most people, Emptiness is not good thing to talk about, because they misunderstand, and it doesn’t help them, even creates bad karma. Due to their very limited mind, very narrow minded, very weak mind in trying to understand the reality, the Buddha nature and the Emptiness are not often heard easily and openly. Of course, because there are some fortunate people who are very smart and faithful, they have wisdom to understand the reality, whatever it is, [they can] hear the teachings like Dzogchen teaching.

That’s the reason we have to understand: “Oh, Buddha was so calm, so kind and so smart that through his wisdom, that through his compassion, he did not reject anyone; he always had a way not to reject anyone, who ever has some interest in his teaching but doesn’t have a very great wisdom to realize the profound subject but something that very simple, like the Four Truths. The Buddha had that kind of a way to teach and bring them into the path. Eventually, the Buddha’s will or Buddha’s wish that everyone who’s practicing the Dharma finally comes to practice Dzogchen. Because if you do not come to this kind of stage, then you do not see the real nature of Buddha nature. Therefore, this is the important place everyone has to come. But before that, people have to go through different ways and check different paths and sometimes people have to go far and around. But some people, luckily, they can go straightly and take a shortcut, [while] some other people have to go around and take many years. So, this is not the Buddha’s problem, this is the problem of individuals. But the Buddha always try to keep them in his compassion and wisdom, and he will definitely bring them together into this category and to this Buddha nature. This is his wish under his power.

So, “The ultimate distinction between mind and intrinsic awareness accords with the true nature.” I said this is not the time yet to, how to distinguish between mind and intrinsic awareness but this is also for us to be able to make the distinction between these two things. Otherwise, we will not understand the real nature, Buddha nature. Just how the Dzogpa Chenpo mentions some parts here: “To the extent that there is a nature of mind, to that extent there will be dualistic appearances. This is because the mind is composed of subject and object.” That’s true as long as there is a mind and there’s a subject and object always needed. The mind cannot be independent. The mind has to depend on things always. Therefore, it’s not a real nature. Nature is independent, but mind cannot be like that. It depends on a lot of conditions, thus it’s not a real nature. Because of that, no matter how subtle the mind is, it still needs depend on many things. Therefore, it’s not a genuine or a great nature of wisdom. What is Dzogchen teaching [about] the genuine nature of wisdom? There are such different ways [to dustinguish] between these two things, but it’s very difficult to understand for the new people, for the beginners. And because of that, we need to accumulate a great merit so that we will have a sort of naturally realization. That great merit will bring us the realization. That’s the purpose, the reason for us to go through these practices that I’ve mentioned earlier.

“If there is a mind that is dependent on there being a perceiver and something perceived, whether that is subtle or obvious, it does not transcend conceptual elaboration.” It is true. Nature does not really depend on anything but mind, any kind of minds, has to depend on many things as mentioned before, it’s not a real nature. “The omniscient Mipham Rinpoche” – a very great scholar in Nyingma tradition. He was the manifestation of Manjushri who beautifully adorned the teachings of luminosity. Mipham Rinpoche, who is between 1846 and 1912, was born in Kham area, very close to Golog. His “Collection of Mipham Rinpoche” is a very valuable and reliable because he was a manifestation of Manjushri. And he sees the reality without making any mistakes or wrong view.

So, Ju Mipham – also his family name is Ju and Mipham is his name – was a very famous scholar, from whom we’ve studied a lot. His collections are the best, very important, very clear and also everyone in Nyingmapa uses them to study and try to solve problems with the correct view, try to understand what the middle way or the Dzogchen view is. He said that the mind is somehow dualistic, by nature deluded. It’s because the mind, as I said earlier, always has to depend on something. It’s deluded, but it’s also the same I mentioned earlier that it’s difficult to understand what I’m saying, probably. Whatever it perceives cannot be the truth. We have to carefully think and study of this thing, and take time to understand. Other ways, it’s not easy to understand.

Thank you very much everyone to participate to attend the teaching. I appreciate for your interests and devotion to attend. I think everyone is trying hard to attend those teachings and probably not pretend. Also sort of naturally want to attend.  I think there’s something good. It’s important sometimes to push oneself. It’s hard to be diligent. Otherwise, the diligence cannot naturally arrise in our mind. But I think if you have to push yourself every day, every Sunday and “Oh, yes or no?” “Oh, yes or no?”, maybe that’s too hard, that’s too much. So, I think you have to have some sort of like a natural or it’s easy, naturally easy [way] for you to attend, to make times and to make the time to attend this, and easy for you to release other things. That’s very important.

—–

(Rinpoche exchanged information and talked about the Monastery’s activities).

How is everybody?

(We are doing good – many answer).

Everyone is happy?

(Yes, we are happy – many answer)

Everyone generally happy or pretending? (laugh)

(- Some true happy and somebody pretend/- We just pretend to be happy …)

Really? Why?

(- We missed the teaching for two weeks …)

Because of that you pretent to be happy?

(- We are so happy when we received your text, Rinpoche…)

I tried to be here, I tried, and tried. I was supposed to go to Beijing today but then I tried to postpone.

I want to see everyone truly happy and smile.

So I hope everyone is physically good, mentally good, economically good (laugh), also especially virtue good. So four goods together is very good. That’s my wish to everyone for the day.

Usually, I give a specific teaching during the Winter Retreat, but this year, because of Covid, the whole situation in the whole world is rough, we did a lot of prayers for the World peace and happiness. As I mentioned earlier, before the beginning of the Winter Teachings we practiced 100 million Om Mani Padme Hung recitations and the Sur ceremony for those demons or beings who cause problems for the world and for the people. So, we practiced Avalokiteshvara to bring peace to the world, to the mind of people.

We also practiced Guru Rinpoche and recited over 100 million Guru Rinpoche mantras. Then I taught the importance of the Guru Rinpoche practice for this time, and for the Dharma and for the peace and happiness of the people in the world. Many prophecies say that it’s very important to practice Guru Rinpoche, to pray to Guru Rinpoche for the world, and especially for Tibetan Buddhism, for whoever is practicing Buddha Dharma, especially practicing Tibetan Buddhism. It is very important to pray to Guru Rinpoche to remove obstacles to one’s practicing, to one’s life and many other things.  I told you this before, but I think it’s important to [help you to] remember this.

After that, we practiced wrathful Manjushri, Yamataka, and we accomplished more than 100 million mantras of the deity. [This is] treasure from Lama Sang. This is a very important practice for this degeneration time [when] people have a lot of problems; especially Dharma practitioners have to face many difficulties and obstacles to their life, to their health and many other things. People change their minds very easily, and they probably change their view towards Buddha Dharma and the path, and they totally become a different person, etc. And Lama Sang taught us many times that you should have a very stable mind. You should not change your view toward Dharma, the faith in Dharma; You should not change under any sort of circumstances, but to keep and to develop your faith. And when bad things happen to you – to the Dharma practitioners – it’s very helpful and blessful if we practice this.

After that, we practiced the Green Tara – more than 100 million mantra OM TARE TUTARE TURE SOHA. Then we gathered for the 14th anniversary of Lama Sang. We chanted very beautiful prayers, practiced Vajrasattva to remember the kindness of Lama Sang, and to repay his kindness.

I think you can get some information from Rinchen Lamp[3] here. And also, a lot of people posted short videos about the anniversary of Lama Sang. I think that’s good about technology. People get information and see what we are doing and they can remember Lama Sang when they watch these videos. And every year we do that, we gather to pray and to make light offering. What we did was good. We feel good. I think we sincerely remember and love Lama Sang, not forgetting Him. And this kind of activities really helps us to remember his kindness, his kind words, his instructions and important activities.

I think it’s the same for everyone. Everyone participates by mentally thinking of what we are doing [here] and joined [the Winter Retreat] with us. Also, everyone gives donations to support our Winter Retreat and all of these activities in the monastery. We dedicate at the end – we shared the merits, the goodness of these activities to all sentient beings and especially to the people who have karmic connections with us. We remember and have to repay [their kindness] through our aspirations and dedications.

And then we did Manjushri practices for five days and Green Tara for three days. We recited at least 100 million mantras of Manjushri, and then we practiced Green Tara – accomplished over a million times of the prayers from the sutras composed by Buddha Shakyamuni. We bought a lot of flowers, and water, and butter lamps, incense and whatever mentioned in the sutras and the texts to offer when we hold a puja. So, that’s what we did during the Winter teachings and what we did for the 14th anniversary of Lama Sang. You have to see it!

As for myself, I did try to accomplish many good actions to repay the kindness of my Gurus, especially Lama Sang. I put the pictures of my Gurus who passed away [on the altar] and make offering, and prayers to them and try to remember what they taught and their words and their blessing, and their kindness. We try to make and offer 100.000 butter lamps every month. And also, we bought a lot of water – good water – and a lot of flowers and many other things. Because our people, our sponsors from all over the world, including Tibet and China, they are [giving] very good supports, we are able to do more things and greater – larger and bigger (laugh). But what I try to say is that we are not wasting your donation and we are not keeping your donation somewhere, never showing anyone [hiding so that] nobody can see it. Something like that never happens! Whatever we have we use 100% – maybe more than 100 % – and we use all of these things for the [right] purpose. We understand it’s not easy for people to donate because it’s a very difficult for anyone to make money. And everyone is trying very hard, very hard to make money for their life, but they try to give some donation for us. So, I think my responsibility is to really use these things for the [right] purpose and to try to make your wish come true through these activities, through using correctly your donations.

I want to say again thank you, everyone – everyone’s support, everyone’s heart. You also achieved a great merit through these activities, through your motivation and your conduct – the conduct of generosity and good motivation to support these activities.

 

End of teaching on 12.03.2023

 

Transcript by Tri Minh Tara & Dieu Hue

Excerpt from MP 3 Hungkar Dorje Rinpoche teaching on 12.03.2023:

https://drive.google.com/file/d/1mPZ2xbf_uVJpH2nwTZMOe1ZltnS1ckGD

______________

Note:

[2] This is Hungkar Dorje Rinpoche’s 10th teaching on March 12, 23 on the book “The Melodious Sound of the Laughter of the Vidyadhars of the Three Lineages”. English version and the title have been sent to Rinpoche for approval.

[3] wechat page specialized in providing information about Rinpoche’s Dharma activities and teachings

Tải về
pdf
word
CHIA SẺ