Bởi vô minh nên lười tu, lười tu tức là đang vô minh

Thầy mong mọi người hiểu thấu đáo điều này và thêm thông suốt hơn nữa, để xây dựng một lối sống tốt đẹp hơn cho đường tu, để lợi lạc nhiều hơn từ việc tu hành. Khi Thầy nói ‘lười’ là Thầy muốn nói rằng chúng ta rất lười, vì vậy cần phải sửa tật xấu lười tu. Vô minh và lười tu luôn gắn với nhau: bởi vô minh nên lười tu, lười tu tức là đang vô minh. Chúng cùng một giuộc. Chúng ta hay nói: “Ồ, tôi là người rất siêng năng, tôi làm nhiều giờ mỗi ngày và kiếm được khối tiền.” Điều này rất khác với cách [mà Thầy giải thích] về chữ ‘lười’ – cái ‘siêng năng’ này thật ra là tâm tham, vì vậy nó là vô minh. Còn ‘không lười tu’ là một cái gì đó luôn gắn liền với Pháp. Thực hành Pháp chính là không lười. Dù cho bạn có nỗ lực bao nhiêu đi nữa nhưng với cách hiểu rất thế tục thì đó không phải là tinh tấn. Nếu bạn say mê Pháp, nếu bạn thực hành Pháp thì bạn tinh tấn. Còn nếu bạn làm một cái gì đó trái với Pháp – thậm chí nếu bạn là người làm công rất cần cù, hoặc kinh doanh, kiếm sống rất siêng năng – thì đó vẫn không phải là cái chúng ta muốn. Vì vậy, cần phải hiểu bản chất của bệnh lười tu.

 

Trích “Ngày Nay Hành Giả Tại Gia Được Nhiều Thắng Duyên Tu Pháp Đại Viên Mãn”, Hungkar Dorje Rinpoche

Diệu Âm trích dẫn

 

 

CHIA SẺ