Cơn sân không thể hoành hành bởi vì đã được giải thoát vào Chân như – đây là thực hành rất khó khăn

Tánh không là bản thể của tâm. Tánh không tồn tại trong mỗi sự vật, hiện tượng, trong tất cả mọi thứ. Đó là bản tánh chính yếu của vạn pháp. Tánh không này rất thanh tịnh bởi vì không có cấu uế trong hư không, trong tánh không đó. Nó không bị che chướng. Bởi vì nó tuyệt đối không gợn chút bất tịnh nào. Nó trống rỗng từ vô thỉ. Không có nhiễm ô trong bản tánh của nó. Bản tánh của nó vốn thanh tịnh. Lý do chúng ta phải tịnh hóa cái nhìn bất tịnh của mình là để tu tri kiến thanh tịnh.

Khi có được kiến thanh tịnh thì ta sẽ thấy mọi thứ rất thanh tịnh. Khi đó luân hồi không tồn tại nữa. Luân hồi đã trở thành niết bàn. Bởi vì khi giải thoát các vọng niệm của mình thì chính bạn đang giải thoát tâm sân hận. Khi bạn không tìm ra tâm sân tức là bạn thấy cơn sân trở thành trống rỗng. Cơn sân không thể hoành hành và không có sức mạnh để tạo nghiệp bởi vì nó đã được giải thoát vào Chân như, vào chân Tánh. Đây là thực hành rất quan trọng và rất khó khăn. Thực hành này không dễ làm, ngoại trừ ta tu luyện tâm rất nhiều. Nếu khảo sát bản thân mình để xem cái ngã tồn tại thế nào thì [ta sẽ thấy] không có cái ngã. Tất nhiên, đây là một cách lý giải còn rất thô, chưa thâm sâu, vi diệu. Mặc dầu cách giải thích này còn rất thô sơ nhưng [nhờ nó] ta vẫn có thể hiểu được [về tánh Không].

Trích “Guru Yoga: Pháp Tu Tri Kiến Thanh Tịnh”, Hungkar Dorje Rinpoche

Diệu Âm trích dẫn

CHIA SẺ