Liên tục làm việc với phiền não trong tâm chính là chánh tinh tấn

Khi chúng ta nói về nỗ lực thì đó là siêng năng, nỗ lực dành cho Pháp, là siêng năng làm việc với tâm mình. Phải làm việc với phiền não trong tâm và hết sức cố gắng để liên tục duy trì sự tinh tấn đó. Đó chính là chánh tinh tấn. Chúng ta đã trải qua vô lượng kiếp trong luân hồi. Chúng ta đã có bao nhiêu tái sanh? Không ai biết được. Thậm chí Phật cũng không biết bởi vì con số đó không tính đếm nổi. Thế nhưng mỗi kiếp sống qua từng người trong số chúng ta ở đây đều là một kẻ thất bại hoàn toàn. Chúng ta chẳng thành tựu được gì hết mà chỉ đau khổ, khổ đau rồi chết. Sinh ra, đau khổ rồi lại chết lần nữa. Đây là câu chuyện của chúng ta, câu chuyện có thật.

Vì đây là cơ hội duy nhất, vì đây là kiếp người duy nhất mà chúng ta có được, cho nên chúng ta cần phải làm một cái gì đó. Nếu bạn nhận ra điều này thì bạn đang sống như một con người với đúng nghĩa. Nếu bạn không biết điều này thì bạn cũng giống như tất cả mọi kẻ khác; hoặc bạn giống như một súc sinh hay một cái gì tương tự. Bởi vì chẳng có khác biệt nào cả: chúng súc sinh đau khổ và con người cũng đau khổ trong thế giới này. Vậy có gì là khác nhau? Sự khác nhau duy nhất là ở chỗ con người chúng ta biết: “Tôi muốn cái này. Tôi muốn nhiều hơn nữa.” Đó là sự khác biệt duy nhất giữa con người và súc sinh. Tuy nhiên, nếu ta biết cách sử dụng những hiểu biết về Phật pháp của mình thì điều này sẽ tạo nên khác biệt lớn lao, rất lớn lao.

 Trích “Sức Mạnh Văn Thù Sư Lợi”, Hungkar Dorje Rinpoche

Kim Cang Định trích dẫn

CHIA SẺ