Tất cả mọi sinh diệt của tri giác không làm ô nhiễm nổi cảnh giới viên mãn đó

“Tất cả mọi sinh diệt của tri giác không làm ô nhiễm nổi cảnh giới viên mãn đó dù chỉ một chút bằng sợi tóc của vọng tưởng nhị nguyên.”
Giác tánh, hay bản tâm, hay Phật quả được gọi là đại viên mãn. Nhờ tánh thanh tịnh đó mà bản tâm có sức mạnh. Bản tâm đó thanh tịnh tự nhiên từ vô thỉ, nó không bao giờ hư dối, huyễn hoặc mà luôn luôn thanh tịnh từ vô thỉ. Vì vậy, có thể nói rằng “không làm ô nhiễm nổi cảnh giới viên mãn đó dù chỉ một chút bằng sợi tóc của vọng tưởng nhị nguyên”. Khi chúng ta nói vết nhơ – thì đó có nghĩa là những chấp trước. Đó là những vọng tưởng nhị nguyên. Khi không có biên kiến, không có chấp trước thì nó về căn bản là thanh tịnh. Tự bản tánh nó vốn là thanh tịnh. “Khía cạnh đại toàn thiện tự nhiên này của tam thân được gọi là Đại Phổ Hiền Như Lai.” Tất nhiên, khía cạnh này của bản tâm cũng chính là Rigpa. Rigpa chính là Tam thân Phật. Rigpa chính là Phổ Hiền Như Lai. Rigpa có ba thân – [đây là] thiện đức của Rigpa. Vì vậy, nếu chứng ngộ cảnh giới đại toàn thiện tự nhiên này thì ta chứng ngộ Phổ Hiền Như Lai hay Tam thân Phật. Đó là Phật quả viên mãn, là giác tánh viên mãn.

Trích “Khi chấp chặt vào đó thì sẽ không thấy được vạn pháp tồn tại thế nào và bạn kẹt vào biên kiến”, Hungkar Dorje Rinpoche

CHIA SẺ