Theo Chân Một Vị Thầy
Thầy đã nói một đôi điều muốn nói trước lễ Moon-lam. Và Thầy sẽ [lại] nói một đôi điều, vẫn những điều đã nói rồi ba ngày trước đây.
Thầy đã nói một đôi điều muốn nói trước lễ Moon-lam. Và Thầy sẽ [lại] nói một đôi điều, vẫn những điều đã nói rồi ba ngày trước đây.
Thầy thường đề cập đến những phẩm chất của một học trò. Những phẩm chất này không nhiều. Tất nhiên, có thể có nhiều nhưng [tóm gọn lại] có ba phẩm chất cơ bản rất quan trọng để trở thành học trò tốt. Người học đạo phải chân thành. Không phải với bất cứ điều gì, mà là chân thành với các giáo lý Phật dạy. Và người học trò phải là thông minh, hiểu ý nghĩa của những lời dạy, những lời chỉ dẫn, là người biết ý nghĩa của những hành động, ứng xử khác nhau của Guru.
Ý nghĩa pháp tu Guru Yoga là để nhận gia trì của Guru, có nghĩa là để hợp nhất bất khả phân với Guru, không khác. Người ta không cần phải có quá nhiều suy nghĩ, mà chỉ cần có lòng tin, chánh niệm, và quán tưởng về Guru.
Có nhiều giáo lý và kinh sách nhưng đôi khi vậy là quá nhiều, bởi vì rất khó để tổng hợp lại và hiếm người có thể làm điều này. Với tâm bi mẫn các bậc chứng ngộ, các bậc thầy đã cô đức các giáo lý, giáo huấn thành một pháp tu đơn giản cho những người không thông minh, tinh cần lắm, không miên mật hành trì lắm.
Lần này đề tài chính là “Guru Yoga – Guru Yoga dòng Longchen Nyingthik”. Trong các truyền thống Phật Giáo Tây Tạng có nhiều dòng truyền thừa và mỗi dòng có thực hành ngondro riêng của mình.
Rinpoche: Đây là một điều rất tốt đẹp, rất quan trọng rằng các bạn có mặt tối nay ở đây thực sự cố gắng tiếp tục việc hành trì, tu tập. Các bạn không chỉ nói suông về việc tu hành mà các bạn thực sự đang thực hành Pháp. Để hành trì, tu tập hàng ngày là việc không dễ dàng. Và để dậy sớm không chỉ một hoặc hai ngày mà hàng ngày lại là điều càng khó khăn hơn nữa. Đây là một việc làm rất quan trọng và sẽ có kết quả rất tốt. Bởi vì việc tu đạo đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn, tinh tấn và nỗ lực.
Đạo Phật dạy chúng ta phân biệt rõ ràng giữa trí tuệ và vô minh, giữa Phật Pháp và phi-Phật-Pháp, giữa luân hồi và niết bàn, giữa động cơ tốt và động cơ xấu.
Để dẹp trừ các chướng ngại thì điều quan trọng là phải cầu nguyện, phải nghĩ tưởng tới, phải tu pháp Guru Rinpoche và trì chú Đạo Sư. Khi hành giả nhận được gia trì từ Guru Rinpoche thì người đó sẽ tu hành không gặp chướng ngại, người đó sẽ tiến tu trên đạo lộ mà không gặp bất cứ khó khăn nào.
“Khi chúng ta quy y [cả] Tam Bảo bên ngoài, Phật cấp nội và Phật cấp mật thì không còn gì bị bỏ sót nữa.”
Xin chào tất cả các bạn. Mục đích chúng ta tới đây là vì Pháp. Chúng ta luôn nhắc tới tầm quan trọng của động cơ. Cái làm cho Pháp chân thực Pháp chính là động cơ. Động cơ các bạn tới đây là tốt và các bạn phải mang theo động cơ tốt lành ban đầu này của mình mọi lúc, mọi nơi, trong suốt kì lễ hội Moonlam. Đó là Pháp.