Phật Pháp Căn Bản

Có một vị đạo sư nổi tiếng tên là Patrul Rinpoche. Ngài là một đạo sư vĩ đại, một hành giả khiêm tốn, một đại thành tựu giả, một bậc chứng ngộ rất cao. Ngài nói: "Có hai con đường trong luân hồi. Một con đường có tên là "trung thực", "ngay thẳng", còn con đường kia là "không trung thực", "quanh co"." Có hai loại người: trung thực và không trung thực. Để tu đạo phải trung thực. Đây là phẩm chất đầu tiên của người tu.

Sức Mạnh Văn Thù Sư Lợi

Nghi lễ mà chúng ta sắp thực hiện có tên là ‘Riwo Sangcho’, có nghĩa là ‘Tịnh Hóa Hộ Pháp Bản Địa’. Chúng ta biết rằng có những vị hộ pháp đóng vai trò quan trọng bảo vệ cá nhân các hành giả và bảo vệ giáo lý của chư Phật.

Hồng Độ Mẫu Ban Cho Chúng Sinh Sức Mạnh Vượt Thoát Sợ Hãi

Chương trình hôm nay là quán đảnh Hồng Quan Âm (Tara Đỏ). Chúng ta tin rằng Tara Đỏ rất nổi tiếng và nhiều người biết. Nhiều người tu pháp Tara vì vậy Thầy nghĩ Ngài quen thuộc với chúng ta. Tara là Bổn tôn cứu con người thoát khỏi tai ương, chướng nạn, sợ hãi. Đó là ý nghĩa của hồng danh “Tara”.

Năm Giới Gốc của Kim Cương Thừa (Phần II)

Chúng ta sẽ nói tiếp về năm giới gốc. Đây là mật giới gốc (root), nhưng theo Thầy so với các giới nhánh (branch) lại dễ giữ hơn. Tuy nhiên, “gốc” là “gốc”, là căn bản. Đây là phần quan trọng nhất. Vì vậy, nó là bắt buộc. Những người như chúng ta, đang tu theo Kim Cương Thừa, thường đã thọ nhận nhiều giáo lí, nhiều giáo huấn, nhiều quán đảnh, và ta buộc phải [trì giữ mật giới]. Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác, và phải làm như vậy.

Năm Giới Gốc của Kim Cương Thừa (Phần I)

Thầy sẽ giảng một chút về giới nguyện. Nói chung, trong cả truyền thống Đại Thừa và Kim Cương Thừa đều có nhiều loại giới nguyện. Tuy nhiên, giới nguyện phổ biến nhất có tên gọi là “Mười Bốn Giới Trọng và Tám Giới Khinh”. Mật giới được giải thích trong một mật điển có tên là "Tinh Túy Bí Mật". Mật điển này còn có tên gọi là "Mật Điển Vương" hoặc "Mật Điển Vương của Dòng Nyingmapa". Mật điển này rất phổ biến và bao gồm tất cả mọi thứ, tất cả mọi thừa. Mật điển này đề cập tới năm giới trọng và mười giới khinh (giới phụ).

Việt Nam – 10.2012

Thầy đã gặp và quen biết nhiều bạn đạo Việt Nam. Đó là những người có tâm thành tín với Phật, với Pháp và với Phật giáo Tây Tạng. Chắc chắn giữa chúng ta, và giữa các bạn với Pháp Bảo, có một kết nối thiện nghiệp tốt lành. Thầy đã tới Việt Nam bốn lần, gặp nhiều người tu có tâm đạo, thấy cảnh thiên nhiên tươi đẹp và rất vui khi trở lại. Nhưng được gặp lại những trái tim nhân hậu, trung thành, trung thực mới là điều mong mỏi hơn cả. Được gần những người luôn tự sửa mình để chân thật tu đạo là điều ta luôn khát khao, mong mỏi hơn.

Việt Nam – 2011

Trong Phật giáo Tây Tạng cũng có Hiển giáo. Hiển giáo ở Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam hay bất kì một nơi nào khác đều giống nhau. Còn ở Tây Tạng phần Mật giáo rất độc đáo, khác biệt hẳn. Ở Tây Tạng có sự hòa trộn, hợp nhất giữa hai truyền thống Hiển và Mật.