Bài giảng ngày 14.10.2023

Phần 1 [1]

 

 

Nên bắt đầu việc tu hành như thế nào? Tại sao phải thực hành Pháp? Cần những điều kiện gì để tu hành kết quả tốt? Các câu hỏi này rất quan trọng đối với những ai muốn dấn thân vào việc tu hành. Một điều kiện chung rất quan trọng để tu tốt là phải hiểu được bản chất của luân hồi, niết bàn, đó là hạnh xả ly. Như vậy việc tu tâm xả li chính là điều kiện đầu tiên để tu hành tốt. Hôm qua, Thầy đã mô tả những phẩm chất thiện lành độc nhất vô nhị của Mật thừa và cốt tủy của nó. Mật thừa và việc tu Mật tông được đặt trên nền tảng của Kinh Thừa, của hạnh xả ly. Không có hạnh xả ly thanh tịnh và mãnh liệt thì rất khó để tu cả Kinh thừa và Mật thừa. Hạnh xả li có nghĩa là hiểu một cách đầy đủ về luân hồi và nguyên nhân của nó. Đôi khi bản chất của hạnh xả li, của luân hồi được mô tả có phần khác nhau trong Kinh thừa và Mật thừa.

Trong truyền thống Kinh thừa, thông thường người tu được dạy rằng luân hồi là đau khổ, bất như ý do phiền não và ác nghiệp gây nên. Trong truyền thống Mật thừa, đôi khi người tu được dạy rằng bản chất của vạn pháp là Đại Lạc, là Lạc và Không hợp nhất. Như vậy, cách giải thích có khác nhau. Kinh thừa và Mật thừa có những cách KHÁC NHAU để nói về bản chất của vạn pháp. Nguyên nhân là bởi vì mục đích chính [của tu đạo] là đoạn diệt tham luyến, bám chấp bằng cách hiểu thấu thực tại của vạn pháp.

Đây là hai cách tiếp cận khác nhau để dạy và dẫn dắt người tu trên đạo lộ. Chúng ta lý đạo rất vững chắc để hiểu rằng luân hồi là đau khổ – đây chính là phương tiện đoạn diệt tham luyến thế gian, đối với mọi thứ trong thế gian. Đó là một cách tiếp cận. Nhưng chúng ta cũng nói về tánh Không và bản chất của vạn pháp là Không. Tánh Không là cái gì đó vượt quá khả năng của tâm phàm phu. Nó là không thể nghĩ bàn. Vì vậy, tâm phàm phu không thể hiểu và không thể trực nhận được bản chất của vạn pháp, không thể đạt tới TRÍ TUỆ vĩ đại. Nói cách khác tâm phàm phu của chúng ta không thể thực sự trực nhận chân Tánh vĩ đại này.

Theo Thầy, từ góc độ cách hiểu bản chất của vạn pháp trong tam giới Giáo Pháp có thể chia thành ba cấp: cấp ngoại, cấp nội và cấp mật. Ở cấp ngoại, bản chất của luân hồi là đau khổ và hạnh xả ly được dạy trong truyền Tiểu thừa và Đại thừa Hiển giáo. Giáo lý Đại thừa như lần Chuyển Pháp Luân thứ hai của Phật, giáo Lý Bát Nhã dạy chúng ta bản chất của vạn pháp chính là Tánh Không; còn Mật thừa dạy chúng ta trực nhận bản chất Đại Mật của vạn Pháp – đó là Giác tánh, là sự hợp nhất của Giác và Không.

Khi nói về tánh Không thì thông thường ta không thấy được sự khác biệt giữa tánh Không và hư vô. Thực ra chúng hoàn toàn khác nhau. Hư vô không phải một thực tại của bất cứ pháp nào còn Tánh Không chính là thực tại. Vì vậy, hư vô khác tánh Không.

Nói về hạnh xả ly thì có những cấp độ khác nhau. Hạnh xả ly được dạy trong Mật thừa chính là sự chứng ngộ tánh Không, chứng ngộ bản chất bí mật của vạn pháp. Sự chứng ngộ đó chính là xả ly và nó có bản chất hủy diệt tất cả mọi vọng niệm, tất cả mọi phiền não trong tâm. Mục đích chính yếu của Giáo Pháp là dạy ta cách tu hành, cách đạt tới tự do.

Theo Phật giáo, đặc biệt là Đại thừa và Kim Cương thừa, mỗi niệm đều có thể là nguyên nhân gây ra bất ổn bởi vì khi bạn suy nghĩ về một điều gì đó thì niệm khởi, và niệm này sẽ tạo duyên cho nhiều niệm khác: thêm nhiều niệm xấu và nhiều sợ hãi. Vì vậy, vọng niệm khiến cho ta mất cân bằng. Tâm luôn nghĩ điều này rồi lại nghĩ điều khác, tốt rồi xấu, vui rồi buồn và cứ như vậy … Vì vậy, không có sự an bình, sự cân bằng trong trạng thái đó.

Giáo lý Phật, đặc biệt là giáo lý thâm diệu, giáo huấn tâm yếu, dạy hành giả an trụ trong trạng thái hoàn toàn đứt bặt mọi vọng niệm, để không còn tham luyến, không còn gì cả, không còn bất cứ thứ gì gây nên trạng thái mất quân bình. Tâm của ta luôn luôn suy nghĩ và luôn luôn cố gắng tạo ra một cái gì đó. Và khi nó cố gắng tạo ra một cái gì đó thì tất nhiên nó sẽ gặp khó khăn, nó luôn luôn suy nghĩ và suy nghĩ. Đó chính là cảm giác mệt mỏi khi bạn phải vận dụng tư duy. Cho dù bạn có nghĩ về tánh Không đi chăng nữa nhưng chừng nào bạn còn phải vận dụng tư duy thì bộ óc vẫn phải làm việc và nó mệt mỏi.

Tu hành có sức mạnh giúp ta lấy lại quân bình, lấy lại an bình trong tâm. Đó là cách đạt giải thoát tối hậu vì giải thoát là dừng hết mọi vọng niệm, mọi thứ làm ta mất cân bằng. Giải thoát có nghĩa là không có gì hết, nhưng đồng thời đó là Đại An Bình, Đại An Lạc. Đối với chúng ta, khi ta nói: “Tôi không nghĩ gì cả,” thì chữ “không gì cả” chỉ có nghĩa là tâm bạn trống rỗng, giống như trạng thái buồn ngủ. Đó không phải cảm Giác tánh hay tánh Không. Khi nói về Giác tánh thì khôn tham luyến, không vọng niệm, không chấp trước, mà rất an lạc. Đó chính là bản chất của giải thoát. Vì vậy, để thực hành ý nghĩa thâm diệu của giáo lý, Thầy luôn luôn nói rằng chúng ta phải có một nền tảng tốt để có thể chứng ngộ tánh Không, để đạt tới chứng ngộ thâm diệu, thanh tịnh.

Đó chính là lý do tại sao các bậc thầy vĩ đại, đặc biệt trong Phật giáo Tây Tạng, dạy các pháp tu ngondro và cách hiểu tầm quan trọng, sự cần thiết của các pháp tu này. Tất cả mọi truyền thống Phật Giáo Tây Tạng đều có pháp tu tiên yếu. Mỗi truyền thống có pháp tu tiên yếu riêng nhưng ý nghĩa thì giống nhau. Ý nghĩa của pháp tu tiên yếu là 4 niệm chuyển tâm hướng về chánh Pháp, nhưng tinh yếu của các pháp tu có thể được gọi theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, trong truyền thống Cổ mật, tinh yếu của thực hành Pháp được gọi là Dzopa Chenpo. Đối với dòng Kagyupa thì đó là Đại Thủ Ấn. Họ có những tên khác nhau để gọi tâm yếu của các pháp tu của mình.

Nói về cách người Tây Tạng tu hành, thì chư tăng, chư ni ở Tây Tạng bao giờ cũng tu theo một hệ thống rất hoàn chỉnh, rất chặt chẽ. Họ nghiên cứu giáo lý nhiều năm, ít nhất 20 hoặc 25 năm, và tốt nghiệp các học viện Phật giáo, trở thành Geshe hoặc Khenpo vân vân. Sau đó đa số hành giả sẽ tới các trung tâm nhập thất để tu học Mật tông, để nhận những chỉ dẫn cốt tủy, để tu hành dưới sự dẫn dắt trực tiếp của Guru. Dưới sự dẫn dắt của Guru, họ cố gắng thực hành Pháp hàng ngày trong 3 hoặc 4 năm. Ở tu viện của chúng tôi có chương trình nhập thất 4 năm để hoàn tất các pháp tu Dzopa Chenpo.

Truyền thống của các học viện Pháp ở Tây Tạng khởi nguồn từ Nalanda ở Ấn Độ. Chúng tôi cố gắng làm theo và gìn giữ truyền thống của học viện Nalanda: việc VĂN, TƯ, TU đều được tiến hành theo cách mà các bậc đạo sư của học viện Nalanda thực hiện. Thầy tinĩ rằng mọi người đều biết hay ít ra là có nghe tới tên Nalanda. Ngày nay học viện đó không còn nữa và ta chỉ thấy những mảnh sót lại của các công trình xây dựng. Tuy nhiên, vào thời đó đây là học viện lớn nhất ở châu Á và các bậc đại học giả, các bậc đạo sư của học viện Nalanda là những bậc thầy quan trọng đã hoằng dương Pháp Phật và gìn giữ dòng truyền thừa của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ví dụ, chúng ta gọi tám vị đạo sư nổi tiếng và rất quan trọng của Nalanda Sáu Bảo Trang và Hai Bậc Thánh Tôn – Nagarjuna, Aryadeva, Asanga, và vân vân. Các ngài đều là bậc đạo sư của Nalanda. Chính nhờ trí tuệ của các ngài, những pháp sự của các ngài, những nỗ lực phi thường của các ngài mà ngày nay chúng ta vẫn có thể gặp, học tập và nghiên cứu giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trên trái đất này.

Và Tantrayana cũng được dạy ở Ấn Độ. Một số mật điển được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền dạy, còn một số mật điển khác thì do đức Phật đã hóa hiện thành các vị bổn tôn khác nhau để trao truyền. Tất cả 84 đại thành tựu giả nổi tiếng của Ấn Độ đã đạt thành tựu cao tột trên đạo lộ nhờ tu pháp Mật thừa. Như vậy Kim Cương thừa đã được hoằng truyền ở Ấn Độ và rất phổ biến. Lịch sử của truyền thống Cựu dịch Nyingmapa ở Tây Tạng cũng được xây dựng ở Ấn Độ trước khi nó được thiết lập ở Tây Tạng. Vị đạo sư đầu tiên, bậc trì giữ dòng truyền thừa Dzopa Chenpo đầu tiên, chính là ngài Garab Dorje. Garab Dorje, Jampal Shenyen, Sri Singha, Jnanasutra, Vimalamitra – tất cả các ngài là các vị đạo sư Ấn Độ đã thực hành Dzopa Chenpo và đã đạt tới giác ngộ nhờ tu pháp tu của Dzopa Chenpo Đại Viên Mãn.

Vào thời vua Trisong Detsen, ngài đã mời Guru Rinpoche và hơn 108 đại học giả từ Ấn Độ tới Tây Tạng để hoằng dương Phật pháp, để dịch tất cả mọi kinh điển, mật điển có trong thời gian đó ở Ấn Độ, từ tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng. Khi đó, Guru Rinpoche và Vimalamitra cũng dạy giáo lý Dzogchen cho những đệ tử thân cận và quan trọng như Vairotsana và Yeshe Tsoyal và nhiều người khác. Có 25 đại đệ tử của Guru Rinpoche và nhiều vị khác trong chúng đệ tử của Guru Rinpoche đã trở thành các bậc đạo sư, các bậc thành tựu giả nhờ tu pháp  Mật thừa.

Một trong những hóa thân quan trọng của Guru Rinpoche, và cũng đồng thời là một trong những khai mật tạng vương vĩ đại của Tây Tạng, là tổ Longchenpa. Ngài đã xây dựng dòng truyền thừa Dzopa Chenpo ở Tây Tạng. Đây chính là dòng truyền thừa, là truyền thống mà chúng ta đang thực hành và đang học tập, nghiên cứu. Nói về dòng pháp chúng ta đang thực hành thì điều rất quan trọng là phải có một dòng truyền thừa trong sạch, không gián đoạn bởi vì chỉ bằng cách đó mà giáo lý của Phật mới được bảo tồn và luôn luôn thanh tịnh, luôn luôn có sức sống mãnh liệt.

 

Hết phần 1 bài giảng ngày 14.10.23

 

Việt dịch: Hiếu Thiện (Lotasawa)

Hiệu đính: Nhóm Vairochana.  

Bản tiếng Anh do Trì Minh Độ Mẫu + Diệu Huệ chép từ MP 3 bài giảng ngày 14.10.  

___________________

[1] Bài giảng của Hungkar Dorje Rinpoche ngày 14.10.2023 trong chuyến hoằng Pháp tại Việt Nam.

 

TEACHING ON OCTOBER 14, 2023[2]

Part 1

 

 

So how to start Dharma practice and why practice Dharma is the question? What kind of conditions one [need to have] to practice Dharma [well]? Well, these questions are pretty important for the people who want to practice Dharma.

A very common condition to practice Dharma well is to understand the nature of Samsara and Nirvana – [to have] renunciation. So, to practice renunciation is the first condition for us to practice Dharma well.

Yesterday I described the qualities, the unique part of Tantrayana and its nature. Tantrayana, the practice of Tantrayana is based on the Sutrayanas, on renunciation.

Without strong pure renunciation, it is difficult to practice both Sutrayana and Tantrayana. So, renunciation is to fully understand what is Samsara and its causes. Sometimes the nature of renunciation it described a little differently in the Sutrayana and Tantrayana.

In the Sutrayana, mostly it is said Samsara is full of suffering, because of the causes of bad actions and mental kleshas. In the Tantrayana, sometimes it says to understand the nature of everything, every phenomenon is like a great Bliss and Mahasukha. The unity of great Bliss and emptiness. So, sometimes it is different. They have different ways to describe the nature of things. The reason is that the main purpose [of practice] is to destroy attachments, grasping by understanding the nature, the reality of phenomena.

These are different ways of how to teach, how to lead the people on the path. We always have good reasons to understand that Samsara is full of suffering – this is a way to eliminate our attachments to this world, to everything in this life. So this is one way. And then when we talk about emptiness, the nature of phenomena is emptiness. Then emptiness means it’s beyond that [the capacity] of regular mind. It’s inconceivable. So, therefore, to understand, to realize the nature of phenomena, the great wisdom is also not belonging to the ordinary minds. So, our regular mind cannot really realize this great nature.

So, I think we can divide it into three things to understand the nature of phenomena: the outer nature, the inner nature, and the secret nature of phenomena. And the outer nature of, for example, Samsara is suffering, and the renunciation taught in the Hinayana and Mahayana teachings – Sutrayana recognizes the outer nature of Samsara well.

And then Mahayana teachings, like the Second Turning of Dharma Wheel, the Great Mother Wisdom, Paramita teach us how to recognize the inner nature of phenomena, which is emptiness; and then Tantrayana teaches the realization of the secret, the great secret nature of phenomena, which is more like awareness, a unity of awareness and emptiness.

When we say emptiness, and we most times we don’t see the difference between nothingness and emptiness; in fact they are very different, not the same. But emptiness is also reality. Nothingness is not a reality for anything. So, therefore, it is different.

So, I think the renunciation, there are different levels of renunciation. The renunciation taught in the Tantrayana teachings is more like a realization of the nature, the secret nature of phenomena. Because that realization or that renunciation has the nature to eliminate all the thoughts, all the emotions in our minds. The main goal for Dharma teachings is to teach us how to practice the path, how to achieve liberation.

From the viewpoint of the Buddhist teachings, especially Mahayana teachings and Tantrayana teachings, every single thought can be a troublemake because when you think of something then it arises, it creates more thoughts and more vicious [thpughts] and more fears. So, therefore, having a thought is not balanced. There’s no balance. It’s always this or that, and always good and bad and always happy and unhappy, something like that. So there’s no equalimity in that kind of state.

So Buddhist teachings, especially profound teachings, heart teachings, teach people how to be in a nature that is free from all thoughts so that there is no attachment, nothing, no attachment, not anything that creates imbalance. Our minds are always thinking and always trying to create something. And, so, when it tries to create something, then, of course, it has to face difficulties, always think, always think. And that is sort of tiring when you think. Even though you are thinking emptiness as long as you’re thinking, your brain is working, and it is tiring.

Dharma practice has the power to equalize, to have everything equally peaceful. This is how we achieve great liberation, I think, because liberation is free from all the thoughts, all the things that are unbalanced. Liberation means there’s nothing, but at the same time it’s a great peace. As for us, although we say, “I am thinking nothing,” – “nothing” means your mind becomes more like blank – like sleep. It is not awareness or emptiness. As well as aweraness is concerned, there is no attachment, no thoughts, no grasping but very peaceful. This is the nature of liberation. So, to practice the profound meaning of Dharma teachings, I always say we have to have a good foundation to realize the nature, to have a pure, profound realization.

So that’s why the great masters, especially in Tibetan Buddhism, teach, for example, ngondro preliminary practices. And they teach us to see the importance and the necessity of these preliminary practices. All Tibetan Buddhist traditions have the preliminary practices. Each tradition has its own preliminary practices, but the meaning is the same. The meaning is about the four dharmas that turn the minds into real Dharma. The essence of the practices are called differently. For example, in the Nyingma tradition, the essence of the Dharma practice is called Dzopa Chenpo, the Great Perfection. And for Kagyupa is Mahamudra; and they have different titles of saying the name of their tradition’s Dharma practices.

As for the way Tibetan people practice Dharma – the monks and the nuns in Tibet follow a very good system. They study for many, many years, at least 20 to 25 years to graduate from the Dharma school, to become a Geshe or Khenpo or whatever. After that, most people go to meditation centers to study Tantrayana specifically and to receive training directly, getting the instructions from the Guru directly. And under the guidance of the Guru, they try to practice every day for three years, for four years. In our monastery, we have a four-year program to finish the practices of Dzopa Chenpo.

The tradition of Dharma schools in Tibet comes from Nalanda in India. We try to follow this tradition and to keep the tradition of Nalanda, and to practice or to study the way the masters in Nalanda did. That was Nalanda, I think everyone knows, or at least heard about this. It’s no more there, we only see some remains of the constructions. But that was the biggest university at that time in Asia. And the panditas, the masters from Nalanda are very important people to spread, to keep the lineage, the teachings of Buddha Shakyamuni. For example, we call eight very famous and important masters from Nalanda the Six Ornaments and two Supreme monks – Nagarjuna and Aryadeva, Asanga, and so on. They are the masters from Nalanda. And because of their wisdom, their activities, and their hard works, we are still able to meet, the study, the teachings of Buddha Shakyamuni on this earth.

And then Tantrayana was also taught in India. Some tantras were taught by Buddha himself, and some … he transformed into different deities and taught different Tantras. The eighty very famous Mahasiddhas from India accomplished their achievements on the path through the practice of secret Tantrayana. So, Tantrayana or secret Vajrayana was established in India and was also very popular. The history of the old translation tradition of Nyingmapa in Tibet was also established in India before it was established in Tibet. The first master, the lineage holder of the Dzopa Chenpo, was Garab Dorje. And Garab Dorje, Jampal Shenyen, Sri Singha, Jnanasutra, Vimalamitra. All of these were Indian masters who practiced Dzopa Chenpo, who accomplished great enlightenment through the practice of the Great Perfection, Dzopa Chenpo tradition.

During the time of King Trisong Detsen, he invited Guru Rinpoche and many other scholars, more than 108 scholars from India to Tibet to spread Buddhism there and to translate all the texts, all the sutras and all the Tantras that existed at that time in India into Tibetan language. During that time, Guru Rinpoche and Vimalamitra also taught Dzogchen teachings to very close, very important students like Vairotsana and Yeshe Tsoyal and many others. Guru Rinpoche had 25 disciples, masters, mahasiddhas as disciples through the practice of Tantrayana.

Then one of the very important reincarnations of Guru Rinpoche, also one of the great treasure revealers in Tibet, Longchenpa, established the tradition of Dzopa Chenpo in Tibet. This is the lineage, the tradition that we follow, we practice, we study. As for the Dharma lineage we practice, it is very important to have a pure and unbroken lineage, because only in that way Buddha’s teachings are [preserved] pure and powerful.

 

End of part 1 of teaching on 14.10.23

 

Transcribed by Rigzin Tara & Dieu Hue.

Rewritten by: Lotsawa (Hieu Thien)

Editted by:  Vairochana group. 

______________

[2] This is Hungkar Dorje Rinpoche’s teaching on October 14, in Vietnam.

CHIA SẺ
Tải về
pdf
word