Có tâm chí tín thành chân thực đã, rồi sau đó mới học hành, nghiên cứu, mới công phu thiền định

Tất nhiên việc học tập là rất quan trọng nhưng tâm chí tín thành còn quan trọng hơn. Khi có tâm chí tín thành thì văn, tư, tu và tất cả mọi thứ đều quan trọng; bởi vì [khi đó] tất cả mọi thứ trở nên rất lợi lạc và hiệu quả. Còn khi bạn không có tâm chí tín thành thì việc văn, tư, tu của bạn là rỗng tuếch, chỉ là hình tướng bên ngoài, không có mấy lợi lạc. Vì vậy, chúng ta phải nỗ lực để trước hết có lòng tin, trước hết có tâm chí tín thành chân thực đã, rồi sau đó mới học hành, nghiên cứu, mới công phu thiền định.

Chúng ta có đủ duyên lành để nuôi dưỡng tín tâm, bởi vì chúng ta đã nghe và biết những lợi lạc của lòng tin. Nhưng như Thầy đã nói, chúng ta cũng biết rằng có nhiều vị tăng Tây Tạng rất uyên bác nhưng thiếu lòng tin và tâm tín thành đối với Tam Bảo. Thậm chí họ không tin nhân quả. Họ phê phán lý nhân duyên và luật nhân quả. Điều đó hiện đang xảy ra ở Tây Tạng. Việc này cho thấy thông minh, tài giỏi đôi khi có thể trở thành những nhân xấu. Cái có thể giữ bạn trên con đường đạo đúng đắn chính là tâm chí tín thành. Nếu bạn khảo sát điều này một cách trung thực thì bạn sẽ hiểu được [điều này].

Trích “TÂM CHÍ TÍN THÀNH LÀ CỐT TỦY – Không Phải Thông Minh hay Tài Giỏi”, Hungkar Dorje Rinpoche

Diệu Âm trích dẫn

CHIA SẺ