Khi nói rằng, “đây là biên kiến, kia là trung đạo” thì điều đó cũng không đúng với giác tánh đích thực

Nói một cách rốt ráo, cái cần chứng ngộ chính là giác tánh bổn lai – đó là đại an bình dứt bặt mọi biên kiến trong tất cả các khía cạnh của tâm, là đại an bình tịch diệt mọi chấp trước về trung đạo và biên kiến.” Như vậy, giác tánh bổn lai, hay Rigpa, là đại an bình tịch diệt mọi biên kiến, bất cứ loại biên kiến nào. Có nhiều cách để hiểu khái niệm “trung đạo” nhưng cách đơn giản nhất là: nếu bạn thấy cái này tốt thì chính vì vậy mà cái kia là không tốt. Nếu bạn thấy cái gì đó là to thì vì vậy mà một cái gì [khác] sẽ là nhỏ. Nếu bạn thấy một cái gì đó nhỏ thì vì vậy mà bạn sẽ thấy cái kia to hơn cái này. Tất cả những thứ này huyễn hoặc, lừa dối chúng ta. Khi thấy cái này to còn cái kia nhỏ thì bạn sẽ chấp chặt vào điều đó: “Ồ, cái đó rất lớn!” Bạn không nhìn thấy mọi thứ [thực sự] tồn tại như thế nào và chúng thị hiện như thế nào; có nghĩa là bạn đang trong kẹt trong biên kiến. Giác tánh bổn lai, hay Rigpa, hay bản tâm, vượt thoát tất cả mọi khái niệm và biên kiến. Vì vậy, đó chính là trung đạo.
Tất nhiên, khi chúng ta dùng tâm của mình và nói rằng, “đây là biên kiến, kia là trung đạo” thì điều đó cũng không đúng với giác tánh đích thực. Giác tánh bổn nguyên không có biên kiến và cũng không có trung đạo, Tuy nhiên, thông thường chúng tôi hay nói không nên kẹt vào biên kiến mà hãy giữ trung đạo. Đó là cách chúng tôi dạy mọi người giữ trung đạo. Nhưng trung đạo thực sự tất nhiên vượt lên trên tất cả mọi thứ này. Nếu bạn nghĩ, nếu bạn tin rằng đây là trung đạo thì đó cũng là biên kiến. Tuy nhiên, cần phải tiếp cập dần dần, một cách rất tinh cần, với tâm tín thành thì chúng ta mới có thể hiểu được sự thật này.

 

Trích “Khi chấp chặt vào đó thì sẽ không thấy được vạn pháp tồn tại thế nào và bạn kẹt vào biên kiến”, Hungkar Dorje Rinpoche

CHIA SẺ