Để xây dựng được một nền tảng vững chắc thì người tu phải thực hành pháp ngondro

Vậy nên điều rất quan trọng là phải xây dựng được một nền tảng vững chắc để tu pháp Đại Mật, Đại Toàn Thiện, Đại Trí Tuệ này. Để xây dựng được một nền tảng vững chắc như vậy thì người tu phải thực hành pháp ngondro, phải hoàn tất 500.000 túc số – tức là 100.000 lễ lạy, 100.000 cúng dường mạn đà la, 100.000 trì tụng minh chú trăm âm, 100.000 phát bồ đề tâm, 100.000 lời nguyện quy y v.v.

Đạo Phật chính là con đường điều phục tâm

Đức Phật dạy rằng con người đôi khi quá tham lam, ích kỷ. Họ không từ bi đối với những người khác và thậm chí đối với những con cá, con gà hay loài súc sinh bởi vì họ ăn quá nhiều thịt cá. Đương nhiên những súc sinh này rất sợ hãi khi chúng nhìn thấy con người bởi do thói quen ăn thịt và bản tánh hung dữ của chúng ta. Sự thật là chúng ta rất sợ loài quỷ hay những loài ăn thịt người.

Chúng ta cần phải giữ cho mình được an lạc cả cấp ngoại, cấp nội và cấp mật; và cả về thể chất lẫn tinh thần.

 An Lạc, nhóm tu an lạc (cười). Đây là một tên gọi rất đẹp. Và ý nghĩa của tên đó còn đẹp hơn nữa – nó quan trọng hơn tất cả mọi thứ trên đời này. Thầy đang cố gắng thành tựu, Thầy đang cố gắng để được an lạc mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi phút. Ít nhất là Thầy vẫn đang cố gắng [để được như vậy]. Chúng ta cần phải giữ cho mình được an lạc cả cấp ngoại, cấp nội và cấp mật; và cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này rất quan trọng. Và đây chính là cách để hiểu chữ “an lạc’.

Dòng pháp Longchen Nyingthig là con đường tới Đại An Lạc

Dòng Pháp Longchen Nyingthig là con đường tới Đại An Lạc, là con đường đạt tới cảnh giới Đại Mật. Đạo lộ Longchen Nyingthig, hay đích đến tối hậu của dòng pháp Longchen Nyingthig chính là cảnh giới Đại Mật. Đây là thành tựu cao nhất mà một hành giả có thể đạt tới nhờ thực hành pháp của Phật. Nhiều bậc đại học giả, nhiều bậc pandita và nhiều dòng truyền thừa khác nhau đều công nhận rằng Đại Mật được dạy trong dòng Longchen Nyingthig là con đường nhanh nhất, ngắn gọn nhất để hành giả đắc cảnh giới Đại Mật.

Khi chúng ta thấy mọi thứ quan trọng như vậy thì chúng ta không còn quan tâm đến Pháp 

Bận rộn vì một thứ gì đó có nghĩa là bị tán tâm bởi những thứ lăng xăng. Tóm lại, những thứ này, những thứ vật chất này, những thứ thuộc về thế tục này ảnh hưởng tất cả mọi người. Tất cả mọi người đều bận rộn về những thứ đó. “[Điều đó hủy hoại] an bình nội tâm, sự tôn trọng lẫn nhau và thậm chí lòng tin đối với luật nhân quả” – có nghĩa là người ta bị tán tâm bởi những thứ này và nó hủy diệt trí tuệ và lòng tin của họ.

Chúng ta nửa là người tu mà nửa không phải là người tu

Chúng ta không thực sự là hành giả đích thực, tuy nhiên, chúng ta đang cố gắng để trở thành người tu chân chính, mặc dầu ta không thực sự làm theo lời Phật một cách đúng đắn. Chúng ta vẫn còn đang lầm lạc, chúng ta vẫn còn đang bị sai sử bởi những suy nghĩ không hợp với Pháp – phi Pháp Phật.