TÂM CHÍ TÍN THÀNH LÀ CỐT TỦY – Không Phải Thông Minh hay Tài Giỏi 

Xác tín nội tại – khi bạn làm một cái gì đó đúng. Đặc biệt là thiền vô niệm, thiền tánh không, thiền Rigpa (giác tánh) – không còn khái niệm, không còn vọng niệm. [Để biết] mình đang làm đúng hay sai trước tiên bạn cần có một giáo huấn rõ ràng. Và bạn phải rèn luyện thói quen an trụ trong tánh.

Rigpa là Con Đường Bí Mật của Chư Phật

Mục đích tu hành là để tịnh hóa tâm. Điều đó không có nghĩa là chân tâm của chúng ta bất tịnh. Chân tâm của ta vốn tự thanh tịnh nhưng nó bị che mờ bởi nghiệp chướng. Vậy nên ta vô minh, và không biết ngày mai cái gì sẽ xảy ra chẳng hạn. Nếu không ám chướng, không vô minh thì ta đã có thể rõ biết mọi sự. Không có nguyên nhân nào khác khiến ta không thể rõ biết vạn sự. Mê mờ trong tâm, những cảm xúc tiêu cực, gọi là phiền não, chính là nguyên nhân.

Về Pháp Shitro cho Người Chết

Điều đó có nghĩa là “tất cả chư Phật”. Nói về thời gian thì có ba phần: quá khứ, hiện tại, vị lai; còn nếu nói về phương thì có mười phương. Như vậy khi nói về một vị Phật thì phải đề cập tới một trong ba thời và một trong mười phương. Tóm lại, “tất cả chư Phật”, không vị Phật nào bị bỏ sót.

LÝ NHÂN DUYÊN VÀ BẤT BẠO ĐỘNG: Kiến và Hành của Phật Giáo

Tất cả mọi người tham gia lễ hội này đã tới đây với những động cơ khác nhau, những nỗ lực khác nhau. Nếu không có động cơ, không có nhân duyên thì có lẽ các bạn đã không ở đây vào lúc này. Nhưng có nhiều duyên, nhiều nhân đã đưa các bạn tới đây – những động cơ và nỗ lực của các bạn – cho nên các bạn đang hiện diện ở đây.

Khai Thị về Dòng Pháp Longchen Nyingthik (Phần II)

Chúng ta tiếp tục chủ đề đang giảng: ý nghĩa khái quát của giáo lý Dzogpa Chenpo. Về căn bản đây cũng chính là ý nghĩa giáo lý Longchen Nyingthik. Như Thầy đã nói, trong loài người có ba đạo sư Dzogchen tối quan trọng: Garab Dojre (Kim Cang Cực Hỉ), Guru Rinpoche, Longchenpa.

Khai Thị về Dòng Pháp Longchen Nyingthik (Phần I)

Sự khác biệt giữa hai truyền thống Kinh Thừa và Mật Thừa là PHƯƠNG TIỆN. Trong Kim Cương Thừa có nhiều sự lựa chọn, có nhiều phương tiện hơn. Các phương tiện này đơn giản hơn, thuận tiện hơn. Còn trong truyền thống Kinh Thừa, trừ phi người tu thật sự thực hành rất nhiều, học tập, nghiên cứu rất nhiều, còn thì việc lĩnh hội và sắp xếp tất cả mọi thứ [trong Giáo lí] lại để đưa vào thực hành là điều không dễ dàng chút nào.

Nếu Để Tâm Luôn Điên Đảo thì Chúng Ta Không Thể Giữ Đúng Chánh Pháp

BBT LHQ xin trân trọng gửi tới các bạn bài nói chuyện đầu năm, ngày 1.1.2022 của Ngài Hungkar Dorje Rinpoche. Thầy nói tuy dịch covid còn mạnh nhưng nhờ thực hành Pháp, nhờ tâm tín thành kiên định mà người dân Tây Tạng được Tam Bảo che chở. Ngài cũng nhắc nhở mọi người luôn giữ tinh thần hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau để học Pháp và tu.