“Hãy dùng thời gian của mình để tu hành thật tinh cần, càng nhiều càng tốt”

Chúng ta phải sửa tập khí sâu dày là tâm dễ duôi, lười biếng, có đúng không? (cười) “Tôi lâu nay lười biếng và bây giờ phải tinh tấn hơn”. Bệnh lười làm ảnh hưởng không tốt tới thực hành Pháp, khiến cho sự tiến bộ của ta rất, rất, rất chậm và ta thường phóng tâm, quên lãng (cười). Chúng ta quên thực hành Pháp rất nhiều lần, rất nhiều ngày. Vì vậy, cần phải sửa bệnh này.

Dòng Pháp Longchen Nyingthig là con đường tới Đại An Lạc

 Dòng Pháp Longchen Nyingthig là con đường tới Đại An Lạc, là con đường đạt tới cảnh giới Đại Mật. Đạo lộ Longchen Nyingthig, hay đích đến tối hậu của dòng pháp Longchen Nyingthig chính là cảnh giới Đại Mật. Đây là thành tựu cao nhất mà một hành giả có thể đạt tới nhờ thực hành pháp của Phật.

 Để xây dựng được một nền tảng vững chắc thì người tu phải thực hành pháp ngondro

Vậy nên điều rất quan trọng là phải xây dựng được một nền tảng vững chắc để tu pháp Đại Mật, Đại Toàn Thiện, Đại Trí Tuệ này. Để xây dựng được một nền tảng vững chắc như vậy thì người tu phải thực hành pháp ngondro, phải hoàn tất 500.000 túc số – tức là 100.000 lễ lạy, 100.000 cúng dường mạn đà la, 100.000 trì tụng minh chú trăm âm, 100.000 phát bồ đề tâm, 100.000 lời nguyện quy y v.v.

Đạo Phật chính là con đường điều phục tâm

Đức Phật dạy rằng con người đôi khi quá tham lam, ích kỷ. Họ không từ bi đối với những người khác và thậm chí đối với những con cá, con gà hay loài súc sinh bởi vì họ ăn quá nhiều thịt cá. Đương nhiên những súc sinh này rất sợ hãi khi chúng nhìn thấy con người bởi do thói quen ăn thịt và bản tánh hung dữ của chúng ta. Sự thật là chúng ta rất sợ loài quỷ hay những loài ăn thịt người.

Chúng ta cần phải giữ cho mình được an lạc cả cấp ngoại, cấp nội và cấp mật; và cả về thể chất lẫn tinh thần.

 An Lạc, nhóm tu an lạc (cười). Đây là một tên gọi rất đẹp. Và ý nghĩa của tên đó còn đẹp hơn nữa – nó quan trọng hơn tất cả mọi thứ trên đời này. Thầy đang cố gắng thành tựu, Thầy đang cố gắng để được an lạc mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi phút. Ít nhất là Thầy vẫn đang cố gắng [để được như vậy]. Chúng ta cần phải giữ cho mình được an lạc cả cấp ngoại, cấp nội và cấp mật; và cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này rất quan trọng. Và đây chính là cách để hiểu chữ “an lạc’.

Cái gì là đối nghịch với Pháp?

Cái gì là đối nghịch với Pháp? Tất nhiên, đó là những cảm xúc, ý nghĩ điên đảo giống như tham, sân, si vốn rất dơ bẩn, xấu xí.

Bè phái, không trung thực là xấu xa – không chỉ trong chốn tu hành mà cả trong các giá trị đạo đức xã hội

“Họ không gì khác hơn là những người thế tục xức lên mình thứ nước hoa dán nhãn ‘Pháp’.” Loại hành vi này và những thứ họ làm khiến cho họ ngày càng xa rời Pháp. Những phiền não rất mạnh của họ đã đưa đường dẫn lối cho họ, khiến họ làm những điều rất tồi tệ và làm xuống cấp những phẩm chất người tu của họ.

Có lẽ chúng ta đang nhìn thấy những người như vậy

Họ chạy theo chức tước, địa vị trong môi trường tu hành và nhiều người còn sẵn sàng tranh đấu với nhau để giành quyền lực hoặc vị trí trong tăng già, trong tu viện. Nguyên nhân chính yếu gây nên những chuyện này chắc chắn là vô minh và phiền não chứ không phải một điều gì tốt lành thanh tịnh.

Ngày nay những kẻ mượn Pháp để mưu lợi ngày càng gia tăng

Cách nhìn của những hành giả trong quá khứ rất khác: họ gần hơn đối với Pháp và với sự chứng ngộ. Ngày nay, với số lượng những người vô minh tham gia vào các hoạt động Phật Pháp ngày càng gia tăng thì cách những người tu nhìn mọi thứ rất khác so với quá khứ.

Ngày nay có những vị Thầy mà tiểu sử chẳng có gì ngoài những công việc thế gian

Chúng ta có thể thấy thực trạng của Phật Pháp và những người tu Phật bằng cách so sánh với những gì trong quá khứ. Trong quá khứ, các bậc thầy vĩ đại của Ấn Độ và Tây Tạng coi dâng hiến cuộc đời cho việc tu hành là điều quan trọng hơn tất cả mọi thứ trên đời. Và nhờ vậy, họ đạt tới những quả vị như quả dự lưu, vị kiến đạo, tam địa và vân vân.