Để hơi ấm ân phước gia trì của Giáo lý không bị mất

Chư đạo sư truyền thừa từ ái, những học giả và các vị thầy của chính chúng ta đã trải qua hàng trăm nghìn khó khăn, đạt được kinh nghiệm về thừa bí mật và có những dấu hiệu thành tựu trong tâm, để hơi ấm của ân phước gia trì từ giáo lý không biến mất mà được truyền trao từ vị thầy sang vị kế tiếp.

Khi nói rằng, “đây là biên kiến, kia là trung đạo” thì điều đó cũng không đúng với giác tánh đích thực

Nói một cách rốt ráo, cái cần chứng ngộ chính là giác tánh bổn lai – đó là đại an bình dứt bặt mọi biên kiến trong tất cả các khía cạnh của tâm, là đại an bình tịch diệt mọi chấp trước về trung đạo và biên kiến.” Như vậy, giác tánh bổn lai, hay Rigpa, là đại an bình tịch diệt mọi biên kiến, bất cứ loại biên kiến nào.

Đôi khi một cách rất tốt để trả nợ nghiệp là chấp nhận những đau đớn về thể xác

 Mặc dù chúng ta cố gắng thực hành Pháp, cố gắng tịnh hóa những nghiệp tiêu cực của mình nhưng bởi vì chúng ta đã tạo quá nhiều bất thiện nghiệp, rất nặng nề, sâu dày nên cần phải có nhiều thời gian để tịnh hóa tất cả nghiệp chướng. Và đôi khi một cách rất tốt để trả nợ nghiệp là chấp nhận những đau đớn về thể xác.

Dzogchen không sử dụng bất cứ loại tri giác nào và khá khó khăn để trụ được trong chân tánh đó

Lại có những hành giả chủ yếu công phu quán chiếu về Quang Minh Đại Viên Mãn – pháp này dạy rằng khi quán chiếu tới tận cùng tâm vi tế …” Điều đó có nghĩa là những người khác nhau, những giáo lý khác nhau có những cách hiểu Phật tánh khác nhau và có những cách hiểu phải thiền định thế nào khác nhau.