Chúng ta cần một dòng truyền thừa không gián đoạn từ Đức Phật cho tới chúng ta

Ba dòng truyền thừa có nghĩa là dòng truyền tâm của chư Phật, dòng truyền biểu tượng (ấn truyền) của các vị Trì Minh và dòng khẩu truyền của các cá nhân - ba nhóm này có cách giảng dạy giáo lý riêng. Chư Phật có cách riêng của các Ngài để độ chúng sinh và các bậc Trì Minh cũng có cách riêng của các Ngài, những cách thật độc đáo để dạy

Trì Minh có nghĩa là bậc có thể trì giữ các giáo lý tâm yếu về bản tâm

Về chữ 'Trì Minh' có nghĩa là các bậc Tôn quý, các bậc đạo sư Tôn Quý, các bậc Thầy lớn. Tất cả các vị Trì Minh của dòng truyền thừa này đều rất vĩ đại, đều có tâm đại bi và trí tuệ. Các Ngài là các bậc đại thành tựu giả. Vì vậy, các Ngài được gọi là các bậc Trì Minh.

Các Ngài là những vị Thầy bởi vì các Ngài đã chứng ngộ tánh Không, tánh Không của tâm

 Về chữ 'Trì Minh' có nghĩa là các bậc Tôn quý, các bậc đạo sư Tôn Quý, các bậc Thầy lớn. Tất cả các vị Trì Minh của dòng truyền thừa này đều rất vĩ đại, đều có tâm đại bi và trí tuệ.

Điều kiện thiết yếu để truyền dạy một giáo lý quan trọng là sự cho phép từ chính Guru của mình

Nguyên nhân để Thầy dạy ngondro Longchen Ningthik là nghiệp. Thầy đã phát nguyện thực hành pháp Longchen Ningthik và đã gặp đại duyên này. Và không chỉ như vậy: các bậc đạo sư vĩ đại của Thầy đã cho phép Thầy dạy giáo lý thâm diệu này. Đây là một trong những điều kiện thiết yếu để một đạo sư có thể truyền dạy một giáo lý quan trọng, một giáo huấn quan trọng - người đó phải nhận được sự cho phép từ chính Guru của mình.

Cội nguồn của tất cả những phẩm tánh tốt đẹp trong tâm một hành giả chính là Đức Bổn Sư

Trong truyền thống Kim cương thừa, có một đòi hỏi một đòi hỏi rất quan trọng, đó là người hành giả phải nhìn thấy vị Guru của mình như một vị Phật. Đức Marpa đã dạy Tổ Milarepa: “Nếu con chỉ nhìn thấy ta như một ông sư, như một con người bình thường, thì kết quả con có được chỉ là nước lã mà thôi.”

Để làm Guru ai đó không dễ dàng và để làm đệ tử ai đó cũng không hề dễ dàng chút nào

Chữ “Guru” rất nặng. “Guru” có nghĩa là một ai đó cao hơn tất cả mọi người khác. Cái gì làm cho Guru cao hơn hết thảy mọi thứ? Để làm Guru ai đó không dễ dàng. Để làm đệ tử ai đó cũng không hề dễ dàng chút nào.

Trước khi thiết lập kết nối Pháp người tu phải khảo sát, phải biết rõ về vị thầy. Rồi sau đó mọi thứ mới bắt đầu

Kết nối nghiệp quyết định ai là Guru của bạn. Kết nối nghiệp rất quan trọng. Nói chung, có rất nhiều yêu cầu về một vị Kim cang Thượng sư. Một vị đạo sư phải có nhiều phẩm hạnh.

Bổn sư Du già là pháp tu hàng ngày của người tu Kim Cang Thừa

Nói chung, ngondro hay Đạo sư Du già rất quan trọng đối với người tu, đặc biệt là người tu Mật. Kim cang Thừa đòi hỏi [hành giả] phải thường xuyên tu pháp Bổn sư du già. Luôn trụ trong trí tuệ, trong tâm của Bổn sư là cốt tủy của người tu Mật. Vì vậy tu Bổn sư Du già là rất rất quan trọng.

Căn cơ của con người rất khác nhau nên sinh ra nhiều dòng phái, nhưng mục đích thì chỉ một: đạt tới giải thoát

Đạo Phật ra đời cách đây 2556 năm. Tại sao đến nay lại có nhiều tông phái ra đời. Ngay khi Đức Phật còn tại thế có nhiều tông phái như hiện nay không?

Chúng ta luôn né tránh không muốn nghe chuyện ấy, không muốn nhìn cái gì đích thực đang diễn ra trong tâm

Chúng ta luôn né tránh không nhìn xem cái gì đích thực đang diễn ra trong tâm mình. Đó gọi là vô minh, là sức mạnh của vô minh. Nó ngăn không cho ta thấy chân tánh của thực tại. Vì thế mà ta mãi lăn lóc trong luân hồi. Ta muốn mãi làm kẻ phàm phu như bây giờ. Thử hỏi ta có thực sự muốn thay đổi chăng? Chúng ta phải thay đổi. Phải cố gắng hiểu những điều này và thay đổi..

Chúng ta chỉ thấy cái phần bên ngoài mà không thấy cái bên trong, cái phần trong thể tánh

Vậy nên con người phải phụ thuộc lẫn nhau. Chúng sinh hữu tình phụ thuộc lẫn nhau. Phụ thuộc như thế nào? Chúng ta [thoạt tiên] thấy người trong một nhóm nhỏ phụ thuộc lẫn nhau. Rồi bức tranh mở rộng dần, mở rộng dần …

Một người hiểu sâu sắc, đúng đắn về lý nhân duyên tâm bồ đề thì có nhiều cơ duyên hiểu tánh Không

Phải công phu về tánh Không thế nào? Tánh Không là gì? Trước hết ta cần phải hiểu lý nhân duyên. Theo giáo lý duyên khởi tất cả vạn pháp đều phụ thuộc lẫn nhau. Nếu người tu không hiểu lý nhân duyên thì không có cách nào để hiểu được giáo lý tánh Không. Tánh Không thậm thâm thật khó mà chứng ngộ, vì vậy mà người tu phải dựa vào việc hiểu tâm bồ đề và tâm từ bi.