Trách nhiệm của Thầy là giữ hòa hợp Tăng đoàn và đảm bảo rằng họ đang tu hành đúng đường

Lamasang có hai ý nguyện và ước mơ chính cho cuộc đời mình: mang lại hòa bình, hạnh phúc cho mọi người bằng việc khai mở những phục điển (terma), và quy tụ lại Tăng đoàn để truyền bá Phật pháp bằng việc xây dựng tu viện. [...]

Đức Phật nói rằng Phật Giáo sẽ bị hủy diệt bởi đệ tử Phật khi họ đuổi theo vật chất và các pháp thế gian

Điều phổ biến là thiên hạ, theo khuynh hướng tự nhiên, thích của cải và tiền bạc, rốt cuộc ai ai cũng bị cuốn vào các hoạt động luân hồi, thế tục. Vấn đề chính là ở chỗ những tu sĩ có hành vi sai trái này có thể dẫn người khác đi theo con đường sai lạc. Nguồn hạnh phúc của tất cả chúng sinh, lợi lạc to lớn cho tất cả sáu cõi, và tâm yếu của Đức Phật là cam lồ Pháp.

Nếu làm một chính trị gia trong pháp thì rốt cuộc tất cả sẽ là một canh bạc thua lỗ nặng

Chúng ta sẽ mất tất cả khi ra đi. Mặc dầu chúng ta có quyền lực, nổi danh và có chút của cải nhưng chúng ta mất tất cả khi chết - mất tất cả cùng một lúc. Không những như thế, chúng ta sẽ phải trải qua rất nhiều đau khổ bởi vì cái kiến sai lạc và hành sai lạc của ta.

Phải cố gắng điều phục tâm mình trước khi muốn làm việc vì người khác  

 Đây là điều mà chúng ta phải rất cẩn trọng. Pháp chỉ dành cho giải thoát. Pháp thanh tịnh là Pháp, pháp thế gian không phải là Pháp. Nếu chúng ta sử dụng Pháp cho đời sống của mình như hiện nay người ta làm - cho những thứ thuộc về thế gian như danh, lợi và vân vân - thì Pháp trở thành thuốc độc.

Để tu giáo pháp thâm diệu này cần phải đáp ứng những yêu cầu rất cao

Chúng ta thường nghe rằng, các giáo lý vĩ đại giống sữa, tuyết hay một chất gì đó rất đặc biệt mà những bình chứa loại thường không thể chứa nổi, bởi vì nó sẽ bị rò rỉ mất. Vì vậy, để làm một hành giả của các giáo lý thâm diệu vĩ đại này, chúng ta cần phải là một bình chứa tuyệt vời, giống như bình chứa [làm] bằng ngọc báu, bằng vàng hoặc một chất liệu gì đó rất đặc biệt.

Đạo Phật chính là con đường điều phục tâm

Đức Phật dạy rằng con người đôi khi quá tham lam, ích kỷ. Họ không từ bi đối với những người khác và thậm chí đối với những con cá, con gà hay loài súc sinh bởi vì họ ăn quá nhiều thịt cá. Đương nhiên những súc sinh này rất sợ hãi khi chúng nhìn thấy con người bởi do thói quen ăn thịt và bản tánh hung dữ của chúng ta. Sự thật là chúng ta rất sợ loài quỷ hay những loài ăn thịt người.

Chúng ta cần phải giữ cho mình được an lạc cả cấp ngoại, cấp nội và cấp mật; và cả về thể chất lẫn tinh thần.

 An Lạc, nhóm tu an lạc (cười). Đây là một tên gọi rất đẹp. Và ý nghĩa của tên đó còn đẹp hơn nữa - nó quan trọng hơn tất cả mọi thứ trên đời này. Thầy đang cố gắng thành tựu, Thầy đang cố gắng để được an lạc mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi phút. Ít nhất là Thầy vẫn đang cố gắng [để được như vậy]. Chúng ta cần phải giữ cho mình được an lạc cả cấp ngoại, cấp nội và cấp mật; và cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này rất quan trọng. Và đây chính là cách để hiểu chữ “an lạc’.

Bè phái, không trung thực là xấu xa – không chỉ trong chốn tu hành mà cả trong các giá trị đạo đức xã hội

“Họ không gì khác hơn là những người thế tục xức lên mình thứ nước hoa dán nhãn ‘Pháp’.” Loại hành vi này và những thứ họ làm khiến cho họ ngày càng xa rời Pháp. Những phiền não rất mạnh của họ đã đưa đường dẫn lối cho họ, khiến họ làm những điều rất tồi tệ và làm xuống cấp những phẩm chất người tu của họ.

Có lẽ chúng ta đang nhìn thấy những người như vậy

Họ chạy theo chức tước, địa vị trong môi trường tu hành và nhiều người còn sẵn sàng tranh đấu với nhau để giành quyền lực hoặc vị trí trong tăng già, trong tu viện. Nguyên nhân chính yếu gây nên những chuyện này chắc chắn là vô minh và phiền não chứ không phải một điều gì tốt lành thanh tịnh.

Ngày nay những kẻ mượn Pháp để mưu lợi ngày càng gia tăng

Cách nhìn của những hành giả trong quá khứ rất khác: họ gần hơn đối với Pháp và với sự chứng ngộ. Ngày nay, với số lượng những người vô minh tham gia vào các hoạt động Phật Pháp ngày càng gia tăng thì cách những người tu nhìn mọi thứ rất khác so với quá khứ.

Ngày nay có những vị Thầy mà tiểu sử chẳng có gì ngoài những công việc thế gian

Chúng ta có thể thấy thực trạng của Phật Pháp và những người tu Phật bằng cách so sánh với những gì trong quá khứ. Trong quá khứ, các bậc thầy vĩ đại của Ấn Độ và Tây Tạng coi dâng hiến cuộc đời cho việc tu hành là điều quan trọng hơn tất cả mọi thứ trên đời. Và nhờ vậy, họ đạt tới những quả vị như quả dự lưu, vị kiến đạo, tam địa và vân vân.

Tu hành vì mưu cầu thế tục ta sẽ không có được an bình trong tâm

Đúng như vậy, chúng ta phải có khả năng trải nghiệm an bình thật sự, hạnh phúc thật sự nhờ thực hành Pháp. Thế nhưng, bởi vì chúng ta đang sử dụng Pháp cho những chuyện thế tục, chúng ta không bao giờ có thể trải nghiệm cảnh giới của tịnh độ, của an bình và hạnh phúc, không nhiễm ô vì ngã chấp.