Chúng ta biết điều đó không tốt nhưng những thói quen xấu thường rất khó bỏ

Thầy là một người rất lười biếng và làm việc rất chậm chạp. Đấy là bản tánh của Thầy và sửa tánh tật của mình quả thật rất khó. Thầy biết điều đó không tốt nhưng những thói quen xấu thường rất khó bỏ (cười).

Thực hành Pháp là chấp nhận nghịch cảnh và chuyển nó thành trợ duyên cho tu hành

Đối với người tu, đặc biệt là người tu Đại thừa và Kim Cương thừa, chướng ngại đôi khi không phải là xấu, vì ta có thể sử dụng nó như một đối trị, một phương tiện tốt để tiến trên đạo lộ - bởi vì đau khổ và chướng ngại có thể đưa ta đến con đường đạo đúng đắn.

Chúng ta muốn là báo thật: hãy tỉnh giác về cái gì là pháp thật và cái gì không phải là pháp  

Có rất nhiều sự cạnh tranh, có rất nhiều chính trị trong Pháp giữa các truyền thống và bên trong mỗi tổ chức. Mọi người tranh đấu lẫn nhau, cạnh tranh với nhau, có những ý nghĩ đố kỵ và vân vân.

Sai sót của người có trọng trách, tước hiệu sẽ trở nên lớn hơn so với lỗi lầm của người bình thường  

Đạt tới sự chứng ngộ đích thực, chứng ngộ cao là một việc rất khó khăn đối với những người được gọi là geshe hay những bậc, những vị đạo sư cao trọng

Thấy lỗi lầm người khác cũng là cách để xem bản thân mình đang tu hành chân thật hay không  

Chúng ta phàn nàn (cười) về tất cả mọi người rất nhiều nhưng chúng ta có lý do để nói về những gì sai trái. Nếu chúng ta không biết cái gì là sai thì khi đó chúng ta cũng sẽ không biết được cái gì là thật, cái gì là Pháp đích thực.

Tất cả mọi sinh diệt của tri giác không làm ô nhiễm nổi cảnh giới viên mãn đó

“Tất cả mọi sinh diệt của tri giác không làm ô nhiễm nổi cảnh giới viên mãn đó dù chỉ một chút bằng sợi tóc của vọng tưởng nhị nguyên.”

Khi nói rằng, “đây là biên kiến, kia là trung đạo” thì điều đó cũng không đúng với giác tánh đích thực

Nói một cách rốt ráo, cái cần chứng ngộ chính là giác tánh bổn lai – đó là đại an bình dứt bặt mọi biên kiến trong tất cả các khía cạnh của tâm, là đại an bình tịch diệt mọi chấp trước về trung đạo và biên kiến.” Như vậy, giác tánh bổn lai, hay Rigpa, là đại an bình tịch diệt mọi biên kiến, bất cứ loại biên kiến nào.

Tâm không có năng lực để thấy các pháp tồn tại như thế nào mà nó chỉ biết được phần bên ngoài

Ngài Mipham Rinpoche nói rằng tâm vốn nhị nguyên. Bất cứ loại tâm nào – dù là tâm tiêu cực hay tâm tích cực hay tâm trung dung – chừng nào nó là tâm thì bản chất của nó là nhị nguyên.

Dzogchen phân định rõ ràng giữa hai thứ: tâm và tuệ giác, tức bản tâm không phải là tâm

Chúng ta luôn luôn dùng tâm để thấy, nghe, nghĩ và chúng ta nói: “Ồ tôi nghĩ như thế này”, “tôi thấy điều đó”, “tôi nghe điều đó”. Nhưng để giải thoát thì chúng ta cần phải hiểu sự thật về bản tánh của tâm – bản tánh của tâm là Tuệ Giác.

Dzogchen không sử dụng bất cứ loại tri giác nào và khá khó khăn để trụ được trong chân tánh đó

Lại có những hành giả chủ yếu công phu quán chiếu về Quang Minh Đại Viên Mãn - pháp này dạy rằng khi quán chiếu tới tận cùng tâm vi tế …” Điều đó có nghĩa là những người khác nhau, những giáo lý khác nhau có những cách hiểu Phật tánh khác nhau và có những cách hiểu phải thiền định thế nào khác nhau.

 Giáo pháp có thể chia thành ba cấp: cấp ngoại, cấp nội và cấp mật

Từ góc độ cách hiểu bản chất của vạn pháp trong tam giới, Giáo Pháp có thể chia thành ba cấp: cấp ngoại, cấp nội và cấp mật. Ở cấp ngoại, bản chất của luân hồi là đau khổ và hạnh xả ly được dạy trong truyền thống Tiểu thừa và Đại thừa Hiển giáo

Ngày nay hành giả tại gia được nhiều thắng duyên tu pháp Đại Viên Mãn

Tuy nhiên, theo một số tiên tri của đức Phật Thích Ca Mâu Ni - đức Kim Cang Tát Đỏa hoặc một số Bổn tôn khác cũng nói như vậy - trong tương lai sẽ có nhiều hành giả tu pháp Dzogpa Chenpo