Đôi khi một cách rất tốt để trả nợ nghiệp là chấp nhận những đau đớn về thể xác

 Mặc dù chúng ta cố gắng thực hành Pháp, cố gắng tịnh hóa những nghiệp tiêu cực của mình nhưng bởi vì chúng ta đã tạo quá nhiều bất thiện nghiệp, rất nặng nề, sâu dày nên cần phải có nhiều thời gian để tịnh hóa tất cả nghiệp chướng. Và đôi khi một cách rất tốt để trả nợ nghiệp là chấp nhận những đau đớn về thể xác.

Nếu chúng ta chánh niệm một phút thì có nghĩa là trong phút đó chúng ta đang tinh tấn

Tinh tấn luôn luôn là một cái gì đó gắn liền với Pháp, với tuệ hiểu biết, chánh niệm. Để làm rõ hơn điều này, Thầy muốn nói rằng nếu chúng ta chánh niệm một phút thì có nghĩa là trong phút đó chúng ta đang tinh tấn.

Bởi vô minh nên lười tu, lười tu tức là đang vô minh

Thầy mong mọi người hiểu thấu đáo điều này và thêm thông suốt hơn nữa, để xây dựng một lối sống tốt đẹp hơn cho đường tu, để lợi lạc nhiều hơn từ việc tu hành.

Nếu các bạn thật tinh tấn thì luôn luôn có thời gian để hành trì

Chúng ta phải có một nếp tu tập tinh tấn bởi vì thói quen của chúng ta [hiện nay] không tốt. Do những tập khí [không tốt] mà chúng ta vẫn khá lười biếng và đó là sự thật.

“Hãy dùng thời gian của mình để tu hành thật tinh cần, càng nhiều càng tốt”

Chúng ta phải sửa tập khí sâu dày là tâm dễ duôi, lười biếng, có đúng không? (cười) “Tôi lâu nay lười biếng và bây giờ phải tinh tấn hơn”. Bệnh lười làm ảnh hưởng không tốt tới thực hành Pháp, khiến cho sự tiến bộ của ta rất, rất, rất chậm và ta thường phóng tâm, quên lãng (cười). Chúng ta quên thực hành Pháp rất nhiều lần, rất nhiều ngày. Vì vậy, cần phải sửa bệnh này.

Mỗi truyền thống ở Tây Tạng đều có một dòng truyền thừa không gián đoạn từ đức Phật tới Guru của hành giả

Dòng truyền thừa là một cội nguồn rất quan trọng để đạt được thành tựu. Các bạn có thể đọc những câu chuyện về cuộc đời của các hành giả trong đó có kể về các vị đạo sư. Các bạn sẽ thấy các Ngài truyền Pháp bảo từ vị đạo sư này sang vị ... Read more

Ở Tây Tạng khi có người chết thì người thân trong gia đình cố gắng hành trì và thỉnh chư tăng làm lễ Shitro suốt 49 ngày

Ở Tây Tạng, khi có người chết thì người thân trong gia đình cố gắng hành trì và thỉnh chư Tăng – 5, 7 hoặc 10 người – tới làm lễ Shitro suốt 49 ngày. Đây là một truyền thống rất quan trọng vẫn tiếp tục được duy trì ở Tây Tạng; không phải tất ... Read more

Khó mà hiểu hết chiều sâu và sức mạnh của tâm dâng hiến, tận trung tận hiếu của họ đối với Phật Pháp

Gió, tuyết, cái lạnh đe dọa và làm hư hoại mọi thứ. Nhưng, với tâm dũng mãnh vô song và niềm tin kiên cố vào Phật Pháp bất hoại như kim cương, con người ở đây không khiếp sợ băng giá

Chừng nào trong cộng đồng còn sự hòa hợp thì cộng đồng tiếp tục tồn tại và sống sót

Nhiều kinh sách Kim Cương thừa luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ bằng hữu tốt đẹp giữa các huynh đệ tỉ muội kim cương. Nếu huynh đệ tỉ muội kim cương phá hoại tình bạn đồng tu thì đây là một nhân duyên có sức mạnh rất lớn đẩy họ rớt xuống ... Read more

“Shitro” có nghĩa là “bổn tôn an bình và uy nộ” và đây là pháp tu đặt trên nền tảng 100 vị bổn tôn an bình và uy nộ

Pháp Shitro là gì và nó xuất hiện như thế nào? “Shitro” có nghĩa là “Bổn tôn an bình và uy nộ” và đây là pháp tu đặt trên nền tảng 100 vị Bổn tôn an bình và uy nộ. Pháp này bao gồm năm bộ Phật – cả Phật nam và Phật nữ, Tám ... Read more

Hãy sống như thể ngày mai bạn sẽ chết

Một trong những nền tảng của Phật Pháp là tri kiến về vô thường – sự dời đổi của sự vật, hiện tượng. Giáo huấn về vô thường quan trọng tới mức chúng ta nhất thiết phải hiểu thấu đáo nếu muốn dấn thân trên đạo lộ của giải thoát. Hiểu được vô thường, hiểu ... Read more