Chúng ta cần phải giữ cho mình được an lạc cả cấp ngoại, cấp nội và cấp mật; và cả về thể chất lẫn tinh thần.
An Lạc, nhóm tu an lạc (cười). Đây là một tên gọi rất đẹp. Và ý nghĩa của tên đó còn đẹp hơn nữa - nó quan trọng hơn tất cả mọi thứ trên đời này. Thầy đang cố gắng thành tựu, Thầy đang cố gắng để được an lạc mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi phút. Ít nhất là Thầy vẫn đang cố gắng [để được như vậy]. Chúng ta cần phải giữ cho mình được an lạc cả cấp ngoại, cấp nội và cấp mật; và cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này rất quan trọng. Và đây chính là cách để hiểu chữ “an lạc’.
Bè phái, không trung thực là xấu xa – không chỉ trong chốn tu hành mà cả trong các giá trị đạo đức xã hội
“Họ không gì khác hơn là những người thế tục xức lên mình thứ nước hoa dán nhãn ‘Pháp’.” Loại hành vi này và những thứ họ làm khiến cho họ ngày càng xa rời Pháp. Những phiền não rất mạnh của họ đã đưa đường dẫn lối cho họ, khiến họ làm những điều rất tồi tệ và làm xuống cấp những phẩm chất người tu của họ.
Có lẽ chúng ta đang nhìn thấy những người như vậy
Họ chạy theo chức tước, địa vị trong môi trường tu hành và nhiều người còn sẵn sàng tranh đấu với nhau để giành quyền lực hoặc vị trí trong tăng già, trong tu viện. Nguyên nhân chính yếu gây nên những chuyện này chắc chắn là vô minh và phiền não chứ không phải một điều gì tốt lành thanh tịnh.
Ngày nay những kẻ mượn Pháp để mưu lợi ngày càng gia tăng
Cách nhìn của những hành giả trong quá khứ rất khác: họ gần hơn đối với Pháp và với sự chứng ngộ. Ngày nay, với số lượng những người vô minh tham gia vào các hoạt động Phật Pháp ngày càng gia tăng thì cách những người tu nhìn mọi thứ rất khác so với quá khứ.
Ngày nay có những vị Thầy mà tiểu sử chẳng có gì ngoài những công việc thế gian
Chúng ta có thể thấy thực trạng của Phật Pháp và những người tu Phật bằng cách so sánh với những gì trong quá khứ. Trong quá khứ, các bậc thầy vĩ đại của Ấn Độ và Tây Tạng coi dâng hiến cuộc đời cho việc tu hành là điều quan trọng hơn tất cả mọi thứ trên đời. Và nhờ vậy, họ đạt tới những quả vị như quả dự lưu, vị kiến đạo, tam địa và vân vân.
Tu hành vì mưu cầu thế tục ta sẽ không có được an bình trong tâm
Đúng như vậy, chúng ta phải có khả năng trải nghiệm an bình thật sự, hạnh phúc thật sự nhờ thực hành Pháp. Thế nhưng, bởi vì chúng ta đang sử dụng Pháp cho những chuyện thế tục, chúng ta không bao giờ có thể trải nghiệm cảnh giới của tịnh độ, của an bình và hạnh phúc, không nhiễm ô vì ngã chấp.
Chúng ta không theo gương các bậc chân tu mà lại chạy theo những kẻ khác
Chúng ta không nhìn vào tấm gương cuộc đời của đức Phật hoặc cuộc đời của những hành giả chân chính như Milarepa hay Patrul Rinpoche, mà lại nhìn vào hành vi của những kẻ khác: “Ồ, người này rất nổi tiếng, người này có nhiều đệ tử, người này có vị trí rất cao. Và tôi có thể cố gắng để cũng được như vậy.
Đôi khi chúng ta chỉ đơn giản chạy theo những người khác
Đôi khi, chúng ta không thực sự suy nghĩ, suy xét sâu sắc, kĩ lưỡng mà chỉ đơn giản chạy theo những người khác. Chúng ta nghĩ: “Ồ, tất cả mọi người đang làm như vậy [thế thì] cái mà tôi đang làm chắc chắn phải ổn, bởi vì hầu như tất cả họ đều cùng làm y như vậy.”
Không phân biệt được Pháp và phi Pháp thì ta sẽ lạc lối
Hiểu về tám ngọn gió đời trước hết sẽ giúp chúng ta thực hành Pháp dễ dàng hơn. Nếu không hiểu sự khác biệt giữa pháp thế gian và Pháp chân chính, thì ta có thể nhầm lẫn và lạc lối; khi đó Pháp không còn lợi lạc nữa. Có lẽ, nhiều người trong chúng ta đang ở trong một tình trạng giống nhau: ta thấy mình tu mà không tiến.
Có nhiều người tu Phật, từ cao tới thấp, đều bị cuốn theo tám ngọn gió đời
Có lẽ chúng ta nghĩ rằng mình đang làm việc tốt, đó là Pháp chân thật, và ta là người chân tu. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, như đã nói ở trên, có nhiều người tu Phật, từ cao tới thấp, từ quan trọng tới bình thường, tất cả đều cố đạt một cái gì đó thuộc về tám ngọn gió đời.
Cần phải hiểu cái gì là Pháp thật, cái gì là Pháp giả
Chúng ta đang nói về Pháp quan trọng và cần thiết như thế nào cho cả những người là Phật tử và những ai không phải là Phật tử. Và lý do để chúng ta làm việc này là cần phải hiểu cái gì là đúng, cái gì là sai, cái gì là Pháp chân thật, cái gì là Pháp giả.
Cần phải thấy rõ cái gì là Pháp, cái gì là phi Pháp – nếu không chúng ta có thể lạc lối
“Họ thậm chí còn đi xa tới mức dẫm lên những giới nguyện cần phải giữ giữa lama và đệ tử.” Họ không được làm như vậy. Tâm ganh ghen, đố kỵ có mặt ở khắp mọi nơi. Tất cả mọi người đều có những loại phiền não trong tâm kiểu như thế.